Truy cập nội dung luôn

Danh sách kết quả đề tài, dự án khoa học và công nghệ đã nghiệm thu trong năm 2021.

23/11/2021 14:50    803

.

Danh sách kết quả đề tài, dự án nghiệm thu trong năm 2021

STT

TÊN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN

1

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp khắc phục các nhược điểm của tường xây bằng gạch xi măng cốt liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Năm thực hiện: 2018-2020

- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng

- Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trần Quang Hưng.

- Mục tiêu của nhiệm vụ: 

+ Khảo sát thực tế về vật liệu gạch xi măng cốt liệu và tường xây bằng gạch xi măng cốt liệu, từ đó đánh giá và phân tích nguyên nhân chủ quan và khách quan về các nhược điểm của tường xây bằng gạch xi măng cốt liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

+ Đề xuất được các giải pháp khắc phục về mặt kỹ thuật cho tường xây bằng gạch xi măng cốt liệu.

+ Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất gạch xi măng cốt liệu, chế tạo vữa xây phù hợp, các yêu cầu kỹ thuật về thiết kế và thi công tường bằng gạch xi măng cốt liệu.

Phối hợp với các đơn vị liên quan tại địa phương để xây dựng được các mô hình mẫu, tuyên truyền kỹ thuật và sử dụng gạch XMCL.

- Kết quả thực hiện: 

+ Khảo sát và đánh giá được tình hình sản xuất và tiêu thụ gạch XMCL trên địa bàn.

+ Đánh giá được chất lượng và tính chất cơ lí của gạch XMCL đang được chế tạo và sử dụng tại Quảng Ngãi, đồng thời khảo sát được ảnh hưởng của thành phần cốt liệu đến tính chất của viên gạch.

+ Thiết kế và đề xuất được các loại vữa xây và tô phù hợp với gạch XMCL.

+ Khảo sát và đánh giá được các vấn đề tồn đọng liên quan đến thiết kế, thi công tường xây bằng gạch XMCL, các vấn đề kỹ thuật xảy ra tại các công trình thực tế.

+ Đề xuất được các giải pháp kỹ thuật nhằm khắc phục các vấn đề đã và đang xảy ra đối với tường xây bằng gạch XMCL, trong đó tập trung vào vấn đề quan trọng nhất là nứt tường.

+ Triển khai thử nghiệm thành công các giải pháp kỹ thuật đề xuất trên mô hình trong phòng thí nghiệm và trên công trình thực.

- Kinh phí thực hiện: 979 triệu đồng

- Lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật công nghệ

2

Điều tra, đánh giá nguồn lợi cá Dìa (Siganus guttatua Bloch, 1787) và xây dựng “Hướng dẫn kỹ thuật ương cá Dìa từ cỡ hạt đưa lên cá giống” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Năm thực hiện: 2018-2020

- Cơ quan chủ trì: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi

- Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Ngọc Tài.

- Mục tiêu của nhiệm vụ: 

+ Điều tra mùa vụ, kích cỡ, địa điểm xuất hiện, xác định vị trí phân bố, các hình thức khai thác, phương pháp vận chuyển và xử lý sản phẩm cá dìa sau khai thác. Từ đó đề ra giải pháp quản lý, bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn lợi cá dìa tại Quảng Ngãi.

+ Ương 50.000 con cá dìa con từ cỡ hạt dưa (cỡ từ 1-1,5 cm/con) lên cá dìa giống (cỡ ≥ 5 cm/con), tỉ lệ sống đạt trên 50% và nuôi thương phẩm 25.000 con cá dìa trong ao, trong lồng và nuôi ghép với tôm, tỷ lệ sống đạt từ 65-70%.

- Hoàn thiện kỹ thuật ương cá dìa từ cỡ hạt dưa lên cá giống và nuôi thương phẩm cá dìa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Kết quả thực hiện: 

+ Đã tiến hành điều tra khảo sát, phỏng vấn các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác, ương, nuôi cá dìa tại Quảng Ngãi. Kết quả điều tra cho thấy, có 04 loài cá dìa: cá dìa công, cá dìa trơn, cá kình và cá dìa xanh. Qua phân tích mẫu của 04 loại cá trên thì cá dìa công là loại cá có giá trị kinh tế cao và ưa chuộng nhất.

+ Nghiên cứu về hình thái cấu tạo, phân loại cá dìa và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn lợi, khai thác hợp lý cá dìa tại Quảng Ngãi; thử nghiệm ương cá dìa từ cỡ hạt dưa lên cá giống (kích cỡ con giống ương đạt từ 5,1 – 6,0 cm/con; tỉ lệ sống đạt 52,6%; tổng số giống thu được 26.300 con); xây dựng mô hình nuôi cá dìa thương phẩm trong lồng, trong ao và nuôi ghép với tôm trong ao (cá dìa thương phẩm trọng lượng bình quân thu được 158-200 g/con, tỉ lệ sống cá dìa đạt 67,4%; tôm sú 25 g/con; tỉ lệ sống đạt 62%; tổng sản lượng cá dìa thu được 2.815,8 kg; tổng số cá dìa thương phẩm là 16.850 con (kế hoạch 16.800 con) đạt 100,2%.

- Kinh phí thực hiện: 1.180 triệu đồng

- Lĩnh vực: Nông nghiệp

3

Nghiên cứu lưu giữ, bảo tồn nguồn gen giống cây Quế bản địa Trà Bồng tại Quảng Ngãi và đánh giá kết quả bảo tồn.

- Năm thực hiện: 2015-2020

- Cơ quan chủ trì: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi

- Chủ nhiệm nhiệm vụ: KS. Trần Kim Ngọc.

- Mục tiêu của nhiệm vụ: 

+ Theo dõi, đánh giá lựa chọn 200 cây quế trên 10 năm tuổi có nhiều đặc tính trội để thu hái hạt, nhân giống cung cấp cây giống tốt cho xây dựng rừng giống quế.

+ Xây dựng 10 ha rừng giống cây Quế bản địa Trà Bồng phục vụ bảo tồn nguồn gen cây Quế đặc sản có giá trị kinh tế cao để cung cấp hạt giống  có chất lượng  trong phát triển sản xuất.

+ Đánh giá kết quả công tác bảo tồn nguồn gen giống cây Quế bản địa Trà Bồng giai đoạn 2015-2020, kiến nghị đề xuất triển khai trong giai đoạn tiếp theo.

- Kết quả thực hiện: 

+ Điều tra, tuyển chọn 200 cây giống Quế bản địa Trà Bồng tại xã Trà Thủy, Trà Hiệp, Trà Sơn, Trà Lâm, Trà Tân, Trà Giang, Trà Bùi, và TT Trà Xuân; Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái, vật hậu, kiến thức bản địa của người dân trong việc nhân giống của Quế Trà Bồng; ứng dụng kỹ thuật nhân giống bằng hạt đối với cây Quế bản địa Trà Bồng; Theo dõi đánh giá tình hình sâu bệnh ở giai đoạn vườn ươm; Kỹ thuật nhân giống Quế bản địa Trà Bồng; Xây dựng vùng trồng chuyên canh 10 ha tại khoảnh 1 tiểu khu 42 xã Trà Thủy và khoảnh 6 tiểu khu 34 xã Trà Hiệp nhằm lưu giữ, bảo tồn và đánh giá kết quả bảo tồn nguồn gen giống Quế bản địa Trà Bồng; Tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực cho 25 người thuộc 18 dân địa phương trong việc bảo tồn nguồn gen giống cây Quế bản địa Trà Bồng; Tập huấn kỹ thuật thu hái, chế biến, bảo quản hạt giống, gieo ươm, trồng, chăm sóc giống cây Quế bản địa Trà Bồng cho 22 người và 16 hộ dân; Xây dựng bản đồ bảo tồn nguồn gen (tỷ lệ 1:25.000) thể hiện rõ vị trí trồng rừng giống, tọa độ các cây trội và xác định rõ vùng phù hợp để trồng giống Quế bản địa Trà Bồng trên địa bàn huyện Trà Bồng

- Kinh phí thực hiện: 2.380 triệu đồng

- Lĩnh vực: Nông nghiệp

4

Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý tỏi Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

- Năm thực hiện: 2018-2020

- Cơ quan chủ trì: UBND huyện Lý Sơn

- Chủ nhiệm dự án: ThS.Phạm Thị Hương.

- Mục tiêu của nhiệm vụ: 

+ Xây dựng hồ sơ đăng bạ chỉ dẫn địa lý tỏi Lý Sơn và được Cục SHTT (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận độc quyền chỉ dẫn địa lý tỏi Lý Sơn,tỉnh Quảng Ngãi.

+ Xây dựng hệ thống văn bản làm cơ sở để tổ chức, quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả chỉ dẫn địa lý tỏi Lý Sơn, góp phần phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩmtỏi Lý Sơn.

+ Quảng bá và phát triển sản phẩm tỏi Lý Sơn mang chỉ dẫn địa lý tỏi Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

- Kết quả thực hiện: 

+ Xây dựng chỉ dẫn địa lý (CDĐL) tỏi Lý Sơn; quy chế quản lý sử dụng CDĐL tỏi Lý Sơn; quảng bá, phát triển thương mại sản phẩm mang CDĐL. Hoàn thành 09 sản phẩm đã được phê duyệt gồm 7 báo cáo chuyên đề, các lớp dữ liệu bản đồ, cơ sở dữ liệu và bản đồ khoanh vùng CDĐL, hồ sơ đăng ký CDĐL, các quy chế về tổ chức quản lý, sử dụng, kiểm soát chất lượng sản phẩm tỏi mang CDĐL, hệ thống nhận diện sản phẩm, sổ tay hướng dẫn sử dụng CDĐL.

+ Lập hồ sơ đăng ký CDĐL tỏi Lý Sơn được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chấp nhận và được cấp “Giấy Chứng nhận Đăng ký chỉ dẫn địa lý” số 00081 theo Quyết định số 2421/QĐ-SHTT, ngày 29/6/2020; xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tổ chức, quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả CDĐL tỏi Lý Sơn đã được UBND huyện ra quyết định ban hành văn bản; phổ cập, quảng bá và phát triển thương mại sản phẩm tỏi Lý Sơn mang chỉ dẫn địa lý “Lý Sơn” cho nhân dân, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ tỏi trong và ngoài tỉnh...

- Kinh phí thực hiện: 1.750 triệu đồng

- Lĩnh vực: Khoa học xã hội

5

Nghiên cứu xác định thành phần dinh dưỡng từ các bộ phận cây lá gai xanh (Boehmeria spp) để làm cơ sở cho việc chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc và phân hữu cơ vi sinh.

- Lĩnh vựcNông nghiệp.

- Năm thực hiện: 2018-2020

- Cơ quan chủ trì:  Trường Đại  Phạm Văn Đồng.

- Chủ nhiệm đề tài: TTS. Lê Hoàng Duy.

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

+ Xác định được thành phần dinh dưỡng, thành phần hóa học, hóa tính sinh học từ các bộ phận cây lá gai xanh thu hái ở Quảng Ngãi.

+ Xác lập được quy trình xử lý nguyên liệu và thực nghiệm tạo các sản
phẩm mới từ các bộ phận cây lá gai xanh để làm thực phẩm, thức ăn gia súc và phân hữu cơ vi sinh

 - Kết quả thực hiện:

+ Kết quả nghiên cứu của đề tài được ứng dụng trong nghiên cứu khoa học về thực vật học ở Việt Nam, bổ sung dữ liệu vào dược điển Việt Nam, đồng thời là cơ sở dữ liệu cho các công trình nghiên cứu về dược học, hóa học, sinh học, nông lâm,... trong nước và quốc tế. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu dinh dưỡng, các chỉ tiêu hóa học, hoạt tính sinh học của các bộ phận cây lá gai xanh đóng góp thêm dữ liệu khoa học cho các chuyên ngành và là cơ sở khoa học quan trọng để định hướng phát triển các dòng sản phẩm ứng dụng từ cây lá gai xanh.

+ Các bộ phận cây lá gai xanh được ứng dụng tạo ra các sản phẩm bánh, trà, thức ăn chăn nuôi giúp tăng giá trị kinh tế cho cây lá gai xanh và xử lý được lượng lớn phụ phẩm nông nghiệp thải ra môi trường khi tỉnh Quảng Ngãi phát triển diện tích lớn cây lá gai xanh nhằm lấy sợi dệt vải. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể chuyển giao đến các hộ nông dân, đơn vị trồng cây lá gai xanh tại Quảng Ngãi, các hộ chăn nuôi lân cận khu vực trồng cây lá gai xanh lấy sợi, các doanh nghiệp thực phẩm, sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại Quảng Ngãi

- Kinh phí thực hiện:  1.336 triệu đồng

- Lĩnh vực: Khoa học Nông nghiệp

6

Dự án: Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng vùng chuyên canh lạc (đậu phộng) trên đất lúa và màu kém hiệu quả theo chuỗi giá trị tại xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

- Năm thực hiện: 2019-2020

- Cơ quan chủ trì: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Sơn Tịnh

- Chủ nhiệm dự án: Huỳnh Tuấn Ngọc.

- Mục tiêu của nhiệm vụ: 

+ Ứng dụng KHCN theo hướng cơ giới hóa đồng bộ và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật để xây dựng mô hình chuyên canh cây lạc trên đất lúa và màu kém hiệu quả, quy mô 80 ha, năng suất lạc vỏ khô đạt từ 30-45 tạ/ha.

+ Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động dịch vụ của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tịnh Thọ.

+ Xây dựng chuỗi liên kết bền vững giữa Nông dân - HTX - Doanh nghiệp trong trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ lạc.

- Kết quả thực hiện: 

+ Đã hoàn thiện và chuyển giao 5 hướng dẫn kỹ thuật, bao gồm: Hướng dẫn thâm canh tổng hợp cây lạc áp dụng cơ giới hóa trên đất lúa và màu kém hiệu quả; Hướng dẫn kỹ thuật ép dầu, đóng chai và dán nhãn sản phẩm dầu lạc Tịnh Thọ; Hướng dẫn xử lý, đóng gói khô dầu lạc; Hướng dẫn ủ chua thân lá lạc làm TAGS và Hướng dẫn xử lý phế phụ phẩm làm phân bón hữu cơ. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đạt được của dự án đã cho thấy các công nghệ áp dụng để xây dựng các mô hình rất phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương. Qua đó đã góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho các nông hộ ở vùng dự án.

+ Thiết lập được mối liên kết giữa Doanh nghiệp (Bộ môn Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông, trực thuộc Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ và Công ty TNHH Thuận Giao) - HTX Nông nghiệp - Nông dân, qua đó đã tạo được sự yên tâm và đồng thuận của người dân ở vùng dự án do đầu ra sản phẩm được đảm bảo.

+ Mua sắm máy cày Kubota, máy phay đất và lên luống, thiết bị gieo hạt, máy thu hoạch lạc, máy bứt củ lạc, máy băm chặt thân xác thực vật, máy xạc vỏ lạc, máy ép dầu lạc, máy lọc dầu lạc, máy đóng nắp chai cầm tay, máy tính để bàn và máy in để trang bị cho HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tịnh Thọ. Qua đó đã nâng cao năng lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của HTX.

+ Được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Dầu lạc Tịnh Thọ” số 383934 theo Quyết định số: 27878/QĐ-SHTT do Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ ký ngày 08/04/2021. 

+ Đã lập trang facebook “Hợp Tác Xã T.Thọ” để giới thiệu và bán hàng qua mạng xã hội các sản phẩm của dự án cũng như các sản phẩm khác của HTX.

+ Đào tạo và cấp chứng chỉ cho 10 kỹ thuật viên là cán bộ khuyến nông, hội nông dân xã và các nông dân điển hình tiên tiến ở địa phương.

+ Tổ chức tập huấn cho 300 lượt hộ nông dân trong và ngoài vùng dự án.

+ Tổ chức 01 hội nghị tham quan đầu bờ với 50 lượt đại biểu tham dự.

+ Đã xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp cây lạc có áp dụng cơ giới hóa trên đất canh tác lúa và màu kém hiệu quả với quy mô 80 ha, năng suất quả khô đạt từ 34,0-38,9 tạ/ha (bình quân đạt 37,0 tạ/ha) với sản lượng lạc vỏ trong kỳ dự án đạt 296,0 tấn và tổng lợi nhuận của mô hình là 4.002,50 triệu đồng. Trong đó, lãi ròng từ 1 ha sản xuất lạc đạt từ 36,43-58,06 triệu đồng/ha/vụ, tăng từ 25,09-29,10 triệu đồng/ha/vụ so với phương thức trồng lạc truyền thống và từ 32,86-51,89 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất lúa ở địa phương, đáp ứng mục tiêu đã được phê duyệt.

+ Đã xây dựng mô hình ép dầu, đóng chai và dán nhãn sản phẩm “Dầu lạc Tịnh Thọ” với quy mô 95,5 tấn lạc vỏ (67,8 tấn lạc nhân) với sản lượng dầu đạt là 32.196 lít dầu, tăng 91,0% về quy mô và 84,0% về sản lượng dầu so với mục tiêu của dự án đề ra (50 tấn lạc vỏ và 17.500 lít dầu). Năng suất dầu đạt trung bình 1,0 lít/2,1 kg lạc nhân và lợi nhuận của mô hình đạt 225,28 triệu đồng/kỳ dự án.

+ Đã xây dựng mô hình xử lý, đóng gói khô dầu lạc và liên kết tiêu thụ sản phẩm với số lượng là 6.548 kg khô dầu lạc, tăng 31,0% so với kế hoạch (5.000 kg). Lợi nhuận của mô hình đạt 44,09 triệu đồng/kỳ dự án.

+ Đã xây dựng mô hình ủ chua thân lá lạc làm TAGS với quy mô 20 tấn thân lá lạc tươi, đảm bảo mục tiêu đã được phê duyệt.

+ Đã xây dựng mô hình xử lý phế phụ phẩm cây lạc để làm phân bón hữu cơ với quy mô 50 tấn nguyên liệu, sản lượng phân hữu cơ thu được thu được là 33,14 tấn….

- Kinh phí thực hiện: 5.296 triệu đồng

- Lĩnh vực: Khoa học Nông nghiệp

7

Nghiên cứu chế tạo thiết bị hỗ trợ tập phục hồi chức năng chi dưới..

- Lĩnh vựcKhoa học kỹ thuật – công nghệ.

- Năm thực hiện: 2017-2020

- Cơ quan chủ trì:  Trường Đại học Phạm Văn Đồng.

- Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đào Minh Đức.

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thử nghiệm TB hỗ trợ tập PHCN chi dưới với bài tập khớp gối, khớp háng, khớp cổ chân ở tư thế gấp-duỗi nhằm cải thiện quá trình hồi phục cho BN bị liệt do TBMMN có bậc cơ 1-3.

- Kết quả thực hiện:

- Đã thiết kế và chế tạo thành công một TB hỗ trợ tập PHCN chi dưới hoàn chỉnh với các thông số kỹ thuật thích hợp với điều kiện sử dụng ở VN, phù hợp với đối tượng là BN người Việt, thao tác đơn giản và thuận tiện, an toàn cho người sử dụng, hỗ trợ rất tốt cho BS/KTV trong quá trình điều trị cho BN, cải thiện điều kiện làm việc cho các KTV trực tiếp hỗ trợ BN, giá thành rẻ hơn nhiều so với TB nhập ngoại có chức năng tương tự, và nếu có điều kiện BN có thể tự tập tại nhà.

- Đồng thời với TB, đề tài cũng đã hoàn thành các sản phẩm liên quan gồm: một tập Bản vẽ thiết kế của thiết bị, một Phần mềm điều khiển cho TB, Tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng thiết bị.

- TB đã được Viện trang thiết bị và công trình (Bộ Y tế) cấp Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị về mặt an toàn.

- TB đã được Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam đánh giá hiệu quả vận hành và an toàn trên BN đạt kết quả tốt.

- Kinh phí thực hiện:  895 triệu đồng

- Lĩnh vực: Khoa học Kỹ thuật – Công nghệ

8

Ứng dụng khoa học công nghệ cải tạo đàn trâu địa phương bằng phương pháp Thụ tinh nhân tạo với giống trâu Murrah.

- Lĩnh vựcNông nghiệp (Chăn nuôi).

- Năm thực hiện: 2018-2021

- Cơ quan chủ trì:  Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

- Chủ nhiệm dự án: ThS. Đỗ Văn Chung.

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

+ Đánh giá được thực trạng chăn nuôi trâu ở trong nông hộ (công tác nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý đàn trâu, khối lượng trâu cái, trâu đực; phương thức nuôi;…).

+ Tuyển chọn 500 trâu cái để phối giống đạt 200 con trâu cái có chửa  bằng phương pháp TTNT với giống trâu Murrah.

+ Đánh giá/theo dõi khả năng sinh trưởng của con lai F1(Murrah x Nội).

+ Xây dựng 100 mô hình nuôi trâu lai Murrah hướng thịt có khối lượng vượt trâu địa phương cùng lứa tuổi khoảng 10-15% và 100 vườn cỏ, sử dụng giống VA06 đạt năng suất đạt khoảng 200 tấn/ha/năm và một trong 02 giống cỏ Ruzi (Brachiaria ruziziensis) hoặc cỏ Sả lá lớn (Panicum maximum) đạt năng suất khoảng 80 tấn/năm.

+ Đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng về TTNT trâu cho 20 kỹ thuật viên cơ sở (Hợp đồng thuê đơn vị được Cục Chăn nuôi chỉ định để giảng dạy và cấp Giấy chứng nhận kỹ thuật phối giống nhân tạo cho gia súc) và tập huấn kỹ thuật chăn nuôi thâm canh trâu cho 300 hộ dân trong vùng dự án.

- Kết quả thực hiện:

+ Đào tạo và cấp giấy chứng nhận cho 20 Dẫn tinh viên về Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho trâu.

- Xây dựng và ban hành 05 Hướng dẫn kỹ thuật, đây là tài liệu để ngành Nông nghiệp sử dụng chuyển giao cho các địa phương để tiếp tục triển khai nhằm đẩy mạnh phát triển đàn trâu trên dịa bàn tỉnh.

+ Phương pháp TTNT cho trâu với giống trâu Murrah đã thực hiện thành công, tỉ lệ thụ thai bằng TTNT bằng tinh trâu Murrah cao (61,59%) với số liều tinh/trâu cái có chửa là 2,24 liều. Tỷ lệ sẩy thai thấp (chỉ 2,25%) và tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa của nghé lai cao (96%). Khối lượng sơ sinh của nghé được sinh F1(Murrah x Địa phương) cao hơn  so với nghé Nội. Khối lượng và kích thước các chiều đo của con lai lúc 6 tháng và 12 và 18 tháng tuổi của F1 Murrah cao hơn hẳn nghé nội, vì vậy hiệu quả chăn nuôi nghé lai cao hơn nghé nội lúc 12 tháng tuổi là 3.680.000 đồng/con và lúc 24 tháng tuổi là 9.000.000-10.000.000 đồng/con.

+ Dự án đã đưa kỹ thuật mới TTNT cho trâu bằng tinh đông lạnh giúp tạo ra được đàn trâu lai trong thời gian ngắn, thích nghi tốt với điều kiện môi trường chăn nuôi tại địa phương. Khi áp dụng phương pháp TTNT sẽ giảm chi phí  phối giống so với chi phí nuôi trâu đực giống, giảm được giá thành, cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại. Mặt khác, ứng dụng kỹ thuật TTNT cho trâu bằng tinh đông lạnh giống trâu Murrah có thể triển khai trên diện rộng cùng một thời điểm, rút ngắn thời gian cũng như chi phí đầu tư ban đầu.

- Kinh phí thực hiện:  8.202 triệu đồng

- Lĩnh vực: Khoa học Nông nghiệp

9

Nghiên cứu xác lập cơ cấu cây trồng hiệu quả trên đất cát ven biển tỉnh Quảng Ngãi.

- Lĩnh vựcNông nghiệp.

- Năm thực hiện: 2018-2021

- Cơ quan chủ trì:  Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ.

- Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Trường Giang.

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

+ Xác định được danh lục cây trồng và đánh giá được hiện trạng trồng trọt trên đất cát đang canh tác cây trồng cạn ở tỉnh Quảng Ngãi.

+ Xác định được đối tượng và cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường và phù hợp với tập quán canh tác trên đất cát đang canh tác cây trồng cạn ở tỉnh Quảng Ngãi.

- Tuyên truyền, phổ biến các đối tượng và cơ cấu cây trồng có hiệu quả
kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phù hợp với tập quán canh tác trên đất cát đang canh tác cây trồng cạn đến cộng đồng ở một số huyện/thị tỉnh Quảng Ngãi.

- Kết quả thực hiện:

+ Kết quả đề tài đã xác định được đối tượng và cơ cấu cây trồng và kỹ thuật canh tác phù hợp với 2 đơn vị đất cát biển tỉnh Quảng Ngãi, chuyển giao kết quả đề tài cho người dân địa phương nhằm khai thác sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất đai sẵn có, qua đó nâng sinh kế của người dân địa phương.

- Các cơ cấu cây dài ngày sinh trưởng phát triển tốt và có tiềm năng mở rộng
là: Cây dừa xiêm xanh, cây mãng cầu Thái. Ở năm thứ 3 cây na Thái đã bắt đầu mang lại hiệu quả kinh tế với lãi thuần bình quân của 3 điểm thử nghiệm là 27,55 triệu đồng/ha.

+ Xác định được các đối tượng cây trồng là lạc, đậu xanh, khoai lang Nhật,
khoai môn sáp vàng và kiệu phù hợp với đất cát ven biển tỉnh Quảng Ngãi với lãi ròng tương ứng là lạc vụ Đông xuân 45,75 triệu đồng/ha, lạc vụ Xuân hè - 31,49 triệu đồng/ha, đậu xanh – 8,87 triệu đồng/ha, khoai lang Nhật – 72,09 triệu đồng/ha, khoai môn sáp vàng – 222,88 triệu đồng/ha và kiệu – 235,88 triệu đồng/ha. Đối với các cơ cấu cây trồng ngắn ngày dựa trên thời gian sinh trưởng đã lựa chọn và sắp sếp các đối tượng tương ứng với từng thời vụ và từng tiểu vùng sinh thái: Đối với tiểu vùng với địa hình vùng cao, bằng phẳng, không bị ngập trong mùa mưa có thể bố trí cây ăn quả gồm dừa xiêm xanh và na Thái, luân canh 3 vụ cây ngắn ngày gồm vụ ĐX – cây lạc, vụ XH và vụ H – cây lạc/đậu xanh, vụ TĐ – cây kiệu/khoai môn sáp vàng/ khoai lang Nhật. Đối với tiểu vùng địa hình hình trũng, bằng phẳng, bị ngập úng trong mùa mưa chỉ có thể bố trí luân canh 2 vụ cây ngắn ngày, cụ thể: vụ ĐX – cây lạc, vụ XH và vụ H – cây lạc/đậu xanh hoặc vụ ĐX – cây lạc, vụ Hè thu – khoai môn sáp vàng/ khoai lang Nhật.

- Kinh phí thực hiện:  1.640 triệu đồng

- Lĩnh vực: Khoa học Nông nghiệp

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 841

Tổng số lượt xem: 4222650