Truy cập nội dung luôn

Kết quả đề tài, dự án khoa học và công nghệ đã nghiệm thu năm 2019.

09/01/2020 11:42    1205

.

STT

TÊN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN

NĂM THỰC HIỆN

1

Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm ương giống cá Bớp (rachycentron canadum) giai đoạn từ trứng lên cá giống tại Quảng Ngãi.

- Cơ quan chủ trì: Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi

- Chủ nhiệm dự án: KS. Phạm Tấn Quang.

- Mục tiêu của nhiệm vụ: 

- Nắm vững và hoàn thiện hướng dẫn quy trình kỹ thuật ương giống cá bớp (từ giai đoạn trứng lên cá giống) phù hợp tại Quảng Ngãi.

- Ương thành công 30.000 con giống cá bớp đủ tiêu chuẩn nuôi thương phẩm.

- Đánh giá chất lượng sản phẩm cá bớp giống của dự án, thông qua triển khai các mô hình nuôi thương phẩm.

- Kết quả thực hiện: 

- Tổ chức ương thực nghiệm giống cá bớp giai đoạn từ trứng lên cá giống tại Quảng Ngãi, sản phẩm thu được 30.000 con cá bớp giống, tỷ lệ nở 70,2%, tỷ lệ sống cá bột lên cá hương 1,98%, cá hương lên cá giống 59,5%, đạt chỉ tiêu so với dự án đề ra.

- Xây dựng 30 mô hình nuôi thử nghiệm trên địa bàn 03 huyện Bình Sơn, Lý Sơn và Đức Phổ, tỷ lệ sống trung bình 72%, sau 07 tháng nuôi trung bình cá 3,8kg/con, sản lượng trung bình 2.736kg/mô hình, đạt và vượt chỉ tiêu dự án đề ra.

- Biên soạn và hoàn chỉnh hướng dẫn quy trình kỹ thuật ương giống cá bớp giai đoạn từ trứng lên cá giống tại Quảng Ngãi. Xây dựng 01 đĩa phim tư liệu dài 15 phút hướng dẫn kỹ thuật ương giống cá bớp.

- Kinh phí thực hiện: 7.572.750 triệu đồng

- Lĩnh vực: Nông nghiệp.

7/2016-12/2018

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi”.

- Cơ quan chủ trì:  Trường Đại học Kinh tế - Luật.

- Đồng chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng

                                           PGS.TS Phạm Đăng Phước

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

Một là, xác định các luận cứ khoa học về vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng/địa phương, trong đó xem xét đến các khía cạnh của phát triển bền vững.

Hai là, đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp và đóng góp của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua.

Ba là, đưa ra các định hướng cần ưu tiên thu hút đầu tư phát triển doanh nghiệp ở các khu vực và ngành kinh tế; đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm thu hút đầu tư, phát triển và phát huy vai trò của doanh nghiệp trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Kết quả thực hiện:

Đề tài đã nghiên cứu, đánh giá tổng quan về vai trò của doanh nghiệp và sử dụng các phương pháp nghiên cứu về khảo lược các nghiên cứu cùng chủ đề; thống kê mô tả và so sánh; điều tra, khảo sát thuộc địa; phỏng vấn sâu ý kiến các chuyên gia kết hợp với phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức); phân tích định lượng các yếu tố tác động đến hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp; Các cơ sở lý luận về vai trò và nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Kinh nghiệm từ thực tiễn của các địa phương trong nước, đề tài đã đưa ra một số kinh nghiệm để phát triển vai trò doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cần phải xác định nền tảng của quá trình thu hút đầu tư của các doanh nghiệp là cần xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy được các thành phần kinh tế góp phần vào quá trình phát triển, tạo sự thống nhất đồng lòng giới lãnh đạo và cán bộ quản lý ở địa phương…

- Kinh phí thực hiện:  840 triệu đồng

- Lĩnh vựcKhoa học xã hội và nhân văn.

2017-2019

3

Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm lương đồng tại Quảng Ngãi.

- Cơ quan chủ trì: Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi

- Chủ nhiệm đề tài:  KS. Võ Thành Nhân.

- Mục tiêu của nhiệm vụ: 

- Tiếp nhận và hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống lươn tại Quảng Ngãi (có bổ sung các yếu tố, điều kiện thực tế sản xuất tại Quảng Ngãi), đào tạo cán bộ kỹ thuật nắm rõ các bước kỹ thuật trong sản xuất bán nhân tạo lươn đồng sau khi dự án kết thúc.

- Sản xuất thử nghiệm thành công lươn giống đủ tiêu chuẩn nuôi thương phẩm (70.000 con giống có qui cỡ ≥15cm/con).

- Đánh giá chất lượng con giống và phát triển nuôi thương phẩm lươn đồng tại Quảng Ngãi.         

- Kết quả thực hiện:

- Tổ chức 02 đợt sản xuất giống lươn đồng tại Quảng Ngãi, sản phẩm thu được 70.000 con lươn giống, quy cỡ giống ≥15 cm/con, con giống sản xuất có chất lượng tốt, độ đồng đều cao, sử dụng được thức ăn công nghiệp và thích nghi nhanh với môi trường khi đưa ra nuôi thương phẩm.

- Triển khai 25 mô hình nuôi thử nghiệm (sử dụng sản phẩm của dự án - 70.000 con lươn giống) trên địa bàn 03 huyện Bình Sơn, Tư Nghĩa và Nghĩa Hành, các yêu cầu mô hình đạt được theo thuyết minh đề cương dự án đề ra.

- Kết quả đạt được từ các mô hình nuôi thương phẩm như sau:

+ 21/25 mô hình nuôi thành công, 04 mô hình chấm dứt thực hiện, cụ thể: Đợt I: 01 mô hình (nguyên nhân: do hỏng đường ống cấp thoát nước làm cho lươn nuôi tại mô hình chết); Đợt II: 03 mô hình (nguyên nhân: do đợt lũ lụt lớn xảy ra trên địa bàn triển khai mô hình vào tháng 12/2017 làm ngập các hồ nuôi, lươn bị sốc môi trường, chết và thất thoát)

+ Sản lượng lươn nuôi thương phẩm tại các mô hình là: 7.656 kg, đạt 92,8% sản lượng theo thuyết minh.

- Biên soạn và hoàn chỉnh Quy trình hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng tại Quảng Ngãi.

- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nuôi thương phẩm lươn đồng tại Quảng Ngãi.

- Kinh phí thực hiện:  1.456,543  triệu đồng

- Lĩnh vực: Nông, lâm ngư nghiệp.

2016-2018

4

Dự án: “Hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất lúa, gạo hữu cơ chất lượng cao tại Quảng Ngãi”.

- Cơ quan chủ trì: Công ty TNHH Khoa học và Công nghệ Nông Tín.

- Đồng chủ nhiệm đề tài: CN. Nguyễn Văn Tấn; KS. Phan Sơn

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

- Chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất lúa gạo hữu cơ phù hợp với điều kiện vùng Dự án nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản xuất lúa gạo lên 15-20% cho người sản xuất so với sản xuất lúa truyền thống.

- Xây dựng mô hình sản xuất lúa hữu cơ chất lượng cao quy mô 120 ha/kỳ dự án, năng suất đạt 40 -50 tạ/ha.

- Xây dựng mô hình thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm gạo hữu cơ chất lượng cao, quy mô 450 tấn thóc (200 tấn gạo đạt tiêu chuẩn thương mại) trong chu kỳ dự án.

- Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở (KTV) 20 người; Tập huấn cho nông dân về kỹ thuật thâm canh lúa hữu cơ với 300 lượt người tham dự; Tổ chức 02 Hội nghị đầu bờ cho nông dân trong và ngoài dự án để tham quan, đánh giá, nhân rộng mô hình.

- Kết quả thực hiện

- Khảo sát đánh giá, phân tích các mẫu đất, nước và chọn được những xứ đồng thích hợp với các chỉ tiêu mà dự án đặt ra để xây dựng mô hình sản xuất. Từ đó xác định số hộ dân tham gia là 285 hộ dân; trong đó Hành Dũng là 122 hộ, Hành Nhân là 163 hộ.

- Chuyển giao được kỹ thuật sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ phù hợp với điều kiện tại xã Hành Nhân và Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, nâng cao giá trị gia tăng sản xuất lúa gạo lên 19,5% cho người sản xuất so với sản xuất lúa truyền thống.

- Thiết lập được chuỗi liên kết giữa Công ty – HTX Nông nghiệp – Nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thông qua Hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ thể hiện rõ nội dung thực hiện, trách nhiệm của các bên liên quan tham gia thực hiện chuỗi.

- Xây dựng được mô hình sản xuất lúa hữu cơ với quy mô 120 ha, đạt năng suất 40- 60 tạ/ha và thu mua được của nông dân 542 tấn lúa.

- Xây dựng cơ sở chế biến, mua sắm và lắp đạt các loại máy móc thiết bị để thực hiện việc sản xuất và chế biến sản phẩm gạo hữu cơ thông qua tiếp nhận các chuyên đề kỹ thuật tiếp nhận từ cơ quan chuyển giao.

- Xây dựng được mô hình thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm gạo hữu cơ chất lượng cao, quy mô 542 tấn thóc (trên 200 tấn gạo đạt tiêu chuẩn thương mại) trong chu kỳ dự án. Sản phẩm lúa thu mua của nông dân sản xuất được từ mô hình được chế biến, kiểm tra chất lượng và được Chi cục vệ sinh ATTP cấp giấy xác nhận đảm bảo tiêu chuẩn cho hai sản phẩm gạo Nông Tín (cho sản phẩm chế biến từ giống lúa BM125 và Hà Phát 3) và gạo tím Nông Tín (cho sản phẩm chế biến từ giống lúa LĐ1). Các sản phẩm gạo được lưu thông trên thị trường tại tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh lân cận, bước đầu được người tiêu dùng tiếp nhận.

- Đào tạo được kỹ thuật viên cơ sở (KTV) 20 người; Tập huấn cho nông dân về kỹ thuật thâm canh lúa theo hướng hữu cơ với 300 lượt người tham dự; Tổ chức 02 Hội nghị đầu bờ cho nông dân trong và ngoài dự án để tham quan, đánh giá, nhân rộng mô hình.

- Kinh phí thực hiện:  7.715.544 triệu đồng

- Lĩnh vực Nông Nghiệp.

2017-2018

5

Đề tài: Điều tra đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp can thiệp trẻ tự kỷ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Cơ quan chủ trì: Sở Y tế Quảng Ngãi.

- Chủ nhiệm đề tài: Th.s.BSCKII. Nguyễn Tấn Đức

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

- Điều tra, phân loại, đánh giá thực trạng trẻ tự kỷ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

- Đề xuất giải pháp can thiệp, điều trị trẻ tự kỷ;

- Xây dựng mô hình can thiệp, điều trị trẻ tự kỷ tại cơ sở chuyên biệt kết hợp với gia đình và cộng đồng.

- Kết quả thực hiện

Đề tài đã nghiên cứu, điều tra thực trạng, thực hiện phiếu đánh giá dấu hiệu “cờ đỏ” để sàng lọc ban đầu tại cộng đồng để chuẩn đoán rối loạn phát triển của trẻ; phiếu sàng lọc MCHAT gồm 23 câu hỏi để đánh giá sự phát triển các vấn đề liên quan đến triệu chứng khiếm khuyết của trẻ tự kỷ; đánh giá theo thang CARS gồm 15 mục về các lĩnh vực thường bị ảnh hưởng bởi các vấn đề nghiêm trọng ở trẻ tự kỷ; chẩn đoán xác định theo DSM-V gồm 5 nhóm tiêu chuẩn và 7 tiêu chí. Đề tài thu thập thông tin được thực hiện từ trạm y tế phường, xã; tập huấn, điều tra danh sách, điều tra thu thập số liệu nghiên cứu số liệu, đặc điểm trẻ tự kỷ.

Đề tài đã thực hiện chẩn đoán trên 74.308 trẻ em trên toàn tỉnh độ tuổi từ 24 tháng đến 72 tháng tuổi. Kết quả cho thấy tỷ lệ hiện mắc rối loạn tự kỷ của trẻ ở độ tuổi từ 24 đến 72 tháng tuổi ở tỉnh Quảng Ngãi là 0,38% (trong đó mức độ nặng chiếm 63,57%, mức độ nhẹ-vừa chiếm 36,43%); tỷ lệ trẻ rối loạn tự kỷ ở thành thị là 0,61%, nông thôn là 0,33%; tỷ lệ mắc rối loạn tự kỷ ở trẻ nam là 0,55%, trẻ nữ là 0,18%; độ tuổi trung bình được phát hiện chuẩn đoán là 45,49+13,30 tháng tuổi….

- Kinh phí thực hiện:  1.352 triệu đồng

- Lĩnh vựcY tế

2016-2019

6

Chăm sóc vườn giống cây ăn quả (bưởi da xanh, chôm chôm java, sầu riêng hạt lép) nhằm tuyển chọn và cung cấp nguồn giống cây ăn quả có chất lượng.

- Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN.

- Chủ nhiệm đề tài: CN. Nguyễn Thị Bình

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

Sơ tuyển được 140 – 150 cây bưởi da xanh có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, chống chịu được các điều kiện ngoại cảnh bất lợi, đạt năng suất và chất lượng cao để thực hiện bình tuyển và công nhận cây đầu dòng.

Sơ tuyển được 130 – 140 cây chôm chôm java có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, chống chịu được các điều kiện ngoại cảnh bất lợi, đạt năng suất và chất lượng cao để thực hiện bình tuyển và công nhận cây đầu dòng.

Sơ tuyển được 70 – 80 cây sầu riêng hạt lép có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, chống chịu được các điều kiện ngoại cảnh bất lợi để tiếp tục theo dõi, thực hiện bình tuyển và công nhận cây đầu dòng.

- Kết quả thực hiện

- Cây Bưởi da xanh (BDX) trồng tại Trại thực nghiệm sinh trưởng và phát triển tương đối đạt, cây to khỏe, cành lá sum xuê, xanh tươi, hình dáng cân đối, sức sống cao, tỉ lệ sống đạt gần 93%.  Mẫu mã và chất lượng trái được người tiêu dùng ưa chuộng.

Sơ tuyển được 207 cây BDX có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, chống chịu được các điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Từ đó, tuyển chọn được 8 cây BDX: B1.51, B2.70, B5.61, B6.70, B6.72, B8.40, B19.71, B20.36 có năng suất và chất lượng vượt trội với độ Brix từ 7,7% trở lên, hàm lượng vitamin C từ 476 mg trở lên để tiếp tục theo dõi, đăng ký bình tuyển cây đầu dòng trong thời gian tới.

- Cây Chôm chôm Java (CCJV) trồng tại Trại thực nghiệm sinh trưởng và phát triển tương đối ổn định trong khoảng thời gian từ tháng 5 – 10 hàng năm, đâm chồi, phân cành, ra hoa, đậu trái, sức sống cao, tỉ lệ sống đạt gần 97%. Mẫu mã và chất lượng trái được người tiêu dùng ưa chuộng. Vào mùa mưa, cây thường bị suy kiệt, sức sống kém, bệnh hại tấn công. Hàng năm, Trung tâm đã tốn nhiều công sức để đầu tư chăm sóc cho vườn cây, và cây phải mất một thời gian dài để phục hồi trạng thái sinh trưởng và phát triển bình thường nên không thể tích lũy kịp thời dinh dưỡng để tạo hoa, nuôi trái theo vụ mùa.

Sơ tuyển được 136 cây CCJV có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, chống chịu được các điều kiện ngoại cảnh bất lợi vượt trội so với các cây khác để tiếp tục theo dõi, tuyển chọn những cây ưu tú thực hiện bình tuyển và công nhận cây đầu dòng trong những năm tới.

-  Cây Sầu riêng hạt lép (SRHL) trồng tại Trại thực nghiệm sinh trưởng và phát triển tương đối tốt, cây to khỏe, cành lá sum xuê, xanh mướt, hình dáng cân đối, sức sống cao, tỉ lệ sống đạt gần 99%.

Cây SRHL thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở Trại thực nghiệm. Hàng năm mặc dù gặp nhiều yếu tố bất lợi về thời tiết nhưng cây vẫn sống khỏe, sâu bệnh gây hại ít, ra hoa và đậu quả sớm hơn dự kiến.

Sơ tuyển được 122 cây SRHL có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, chống chịu được các điều kiện ngoại cảnh bất lợi để tiếp tục theo dõi, tuyển chọn những cây ưu tú thực hiện bình tuyển và công nhận cây đầu dòng trong những năm tới.

- Kinh phí thực hiện:  1.376 triệu đồng

- Lĩnh vựcNông nghiệp

2016-2018

 

 

 

Tin liên quan

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 789

Tổng số lượt xem: 4216375