Kết quả từ mô hình sản xuất hạt giống QNG 13, QNG 128
02/07/2024 08:34 177
Nhằm hình thành liên kết theo chuỗi giá trị để đảm bảo tính ổn định, bền vững trong việc sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hạt giống, Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng mô hình liên kết sản xuất hạt giống lúa QNg13 và QNg128 tại HTXNN Phổ Văn, thị xã Đức Phổ và đã đem lại kết quả bước đầu, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người trồng lúa.
Vụ Đông Xuân 2023 – 2024, Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với HTX NN Phổ Văn, thị xã Đức Phổ đã triển khai 02 mô hình sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng và hạt giống lúa xác nhận trên diện tích 14ha, với 63 hộ tham gia.
Thu hoạch mô hình sản xuất hạt giống lúa cấp xác nhận tại HTX NN Phổ Văn.
Tham gia mô hình liên kết, Nhà nước đầu tư 100% giống cấp siêu nguyên chủng, 30% vật tư phân bón, thuốc BVTV; chỉ đạo thực hiện qui trình kỹ thuật, kiểm định, kiểm nghiệm...; thu mua lại toàn bộ lượng hạt giống lúa đạt cấp nguyên chủng đã sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng. Về phía Nông dân: Góp ruộng có bờ thửa rõ ràng, nằm trong vùng sản xuất, góp công lao động canh tác và đầu tư phân chuồng hoai mục, vật tư đối ứng , có trách nhiệm bán toàn bộ sản phẩm hạt giống lúa giống cho Trung tâm. Phía các HTX NN phối hợp cùng Trung tâm trong công tác hướng dẫn, chỉ đạo nông dân sản xuất theo quy trình đảm bảo giống đạt Quy chuẩn chất lượng. Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện chế độ chính sách và các cam kết giữa các bên đã được thỏa thuận.
Đồng thời, Trung tâm bố trí các cán bộ kỹ thuật để theo dõi, chỉ đạo mô hình có trình độ chuyên môn và đã được bồi dưỡng các lớp đào tạo về kiểm định ruộng giống cây trồng nông nghiệp, có kinh nghiệm trong nghiên cứu, sản xuất giống để phối hợp trong công tác tổ chức liên kết sản xuất, thu mua chế biến sản phẩm.
Được sự chỉ đạo chăm sóc đồng bộ và đúng qui trình kỹ thuật nên hầu hết các ruộng lúa giống trong mô hình phát triển khá tốt, sức sinh trưởng khá, ít nhiễm sâu bệnh hại. Có thời gian sinh trưởng vụ Đông xuân từ 100-115 ngày, đều thuộc nhóm ngắn ngày, phù hợp với khung thời vụ của tỉnh trong vụ Đông xuân. Năng suất hầu hết các giống trong mô hình cho năng suất khá, chất lượng đạt tiêu chuẩn làm giống.
Kết quả cụ thể các mô hình như sau: Mô hình sản xuất hạt giống lúa cấp nguyên chủng QNg 128 triển khai tại Tổ dân phố (TDP) Tập An Bắc, xứ đồng Cát Tình và TDP Văn Trường, xứ đồng Gò Dúi, Phường Phổ Văn, thị xã Đức Phổ trên diện tích 6 ha, với 19 hộ tham gia. Năng suất mô hình ước đạt 80-90 tấn/ha.
Mô hình sản xuất hạt giống lúa cấp xác nhận QNg 13 được triển khai tại Tổ dân phố Đông Quang, xứ đồng Tá Trị và Tổ dân phố Văn Trường, xứ đồng Gò Dúi, TXNN Phổ Văn với 44 hộ tham gia, trên diện tích 8ha. Năng suất mô hình đạt ước đạt 75-80 tấn/ha.
Chất lượng hạt giống lúa của mô hình đều đạt tiêu chuẩn làm giống.
Ông Lê Văn Liễn, Giám đốc HTXNN Phổ Văn, thị xã Đức Phổ nói: Khi tham gia mô hình liên kết sản xuất lúa, người nông dân có nhiều cái lợi như được đội ngũ kỹ thuật viên từ phía Trung tâm liên kết hỗ trợ, thường xuyên cùng thăm đồng, phát hiện sâu bệnh kịp thời và hỗ trợ kỹ thuật, phương pháp xử lý hiệu quả, nhờ đó giảm được chi phí sản xuất. Điều quan trọng hơn, lúa giống làm ra của những nông dân tham gia mô hình được thu mua tại đồng ruộng. Từ đó, giúp tăng thu nhập của nông dân lên từ 15 - 20% so với cách sản xuất đại trà.
Qua các hoạt động liên kết giữa nông dân và HTX Nông nghiệp Phổ Văn với Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng thành công mô hình liên kết sản xuất hạt giống lúa cấp nguyên chủng QNg128 và hạt giống lúa cấp xác nhận QNg13 cho năng suất và chất lượng tốt. Đồng thời, thông qua mô hình giúp người dân nắm bắt được kỹ thuật sản xuất thâm canh các giống lúa, đã lan tỏa và đưa nhanh 02 giống lúa QNg13, QNg128 vào sản xuất của các địa phương, nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người trồng lúa tại Quảng Ngãi, bà Nguyễn Thị Lệ Quyên, Phó Trưởng Trạm Giống cây nông nghiệp Đức Hiệp, Trung tâm Giống tỉnh cho biết.
Qua tham gia mô hình, nông dân được biết và sử dụng các giống lúa mới, ngắn ngày, có chất lượng; được hưởng lợi từ thu nhập trên đồng ruộng cao hơn so với ngoài mô hình trên 20%; đồng thời, thông qua các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất thâm canh lúa, giúp người dân nâng cao nhận thức về sử dụng giống lúa cấp nguyên chủng, cấp xác nhận (QNg13, QNg128) trong sản xuất đại trà.
Tin liên quan
- Thiết kế, chế tạo bộ thực hành phục vụ đào tạo iot (internet of things) cho sinh viên ngành kỹ thuật cơ điện tử
- Sản xuất đậu phụng theo tiêu chuẩn VietGAP
- Ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất Bưởi da xanh và Chuối mốc theo hướng hàng hóa đạt tiêu chuẩn VietGAP tại huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
- Giải pháp phát triển cây sắn bền vững tại tỉnh Quảng Ngãi
- HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA HẤU THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP
- SẢN XUẤT ỚT THƯƠNG PHẨM THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP
- QUẢNG NGÃI CÓ THÊM 36 SẢN PHẨM ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM OCOP
- Bình Sơn nhân rộng các mô hình khuyến nông hiệu quả
- Doanh nghiệp Quảng Ngãi Đổi mới thiết bị, công nghệ: giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
- Quảng Ngãi phát huy mô hình kinh tế tập thể
- Trồng đậu phụng, mè đen để “né” hạn mang lại hiệu quả cao
- Làm chủ công nghệ sản xuất thép cuộn cán nóng
- Sơn Tây ứng dụng tiến bộ kỹ thuật KHCN để trồng bưởi da xanh.
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật để trồng cây chuối mốc theo hướng hàng hóa trên địa bàn huyện Sơn Tây.
- Phòng chống dịch cúm A (H5N8)
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 1178
Tổng số lượt xem: 5108782