Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc nhân giống và nuôi trồng nấm lim xanh trên gỗ dưới tán rừng
02/07/2024 08:45 188
Nấm Lim xanh là loại nấm dược liệu quý, được phân bố rải rác ngoài tự nhiên. Các loài nấm Lim xanh trong tự nhiên đang được chú trọng thu thập, phân loại, nuôi trồng và nghiên cứu các dược chất cũng như tính năng của từng loài để có những ứng dụng phù hợp. Quảng Ngãi có điều kiện khí hậu thuận lợi cho trồng nấm, có thể sản xuất nhiều vụ mỗi năm. Hơn nữa, nhu cầu thị trường về sản phẩm nấm Lim xanh ngày càng cao, vì vậy đầu ra cho sản phẩm tương đối ổn định; sản xuất nấm Lim xanh rất thích hợp với nền nông nghiệp liên kết chuỗi để nâng cao đời sống, cải thiện sinh kế cho người dân địa phương do không cần có diện tích lớn, ít tốn nhân công, thân thiện với môi trường. Hiện tại, tỉnh chưa có mô hình hay dự án trồng và bảo tồn nguồn giống đối với cây nấm Lim xanh. Từ đó, HTX Nông nghiệp Mũ Rơm (xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) thực hiện dự án “Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc nhân giống và nuôi trồng nấm Lim xanh trên gỗ dưới tán rừng”.
Nấm Lim xanh được HTX Nông nghiệp Mũ Rơm nhân giống và nuôi trồng thành công.
Dự án tiến hành trồng dược liệu theo các giai đoạn là: Phương án chính thực hiện năm 2023 – 2024, diện tích vùng trồng 5 ha; phương án mở rộng thực hiện năm 2025 – 2027, diện tích vùng trồng mở rộng lên 14 ha; phương thức trồng xen dưới tán rừng và trong trang trại. Dự án xây dựng nhà xưởng sơ chế dược liệu tại Quảng Ngãi với công suất chế biến trung bình 50 tấn nấm tươi mỗi năm; khu vực xây dựng nhà xưởng có diện tích khoảng 0,1 ha; nhà xưởng sẽ vận hành để sơ chế các sản phẩm từ nấm Lim xanh.
Giai đoạn 1 từ năm 2023 đến 2024, dự án hình thành chuỗi vùng trồng dược liệu tại các huyện trên địa bàn tỉnh trên cơ sở các chi nhánh trồng dược liệu của công ty đã có và đang hoạt động theo tiêu chuẩn để làm cơ sở vùng nguyên liệu ổn định cho nhà xưởng sơ chế dược liệu tại tỉnh; nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Giai đoạn 2 từ năm 2025 đến 2027, dự án nhân rộng mô hình ra các xã của các huyện trên địa bàn tỉnh để tăng sản lượng; xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn và quy mô lớn hơn khi đã xây dựng được vùng nguyên liệu và chiếm lĩnh được thị trường; tạo vùng nguyên liệu đầu vào ổn định và đạt chất lượng để cung cấp cho nhà máy chế biến dược liệu của các công ty và các nhà máy khác có liên kết với công ty; giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập không chỉ thành viên hợp tác xã mà còn nâng cao mức sống cho người dân; tập trung phát triển dược liệu thành sản xuất hàng hóa trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới trang thiết bị trong nghiên cứu chọn tạo giống, trồng trọt, chế biến, chiết xuất, chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới, góp phần đưa tỉnh trở thành vùng sản xuất, kinh doanh dược liệu trọng điểm khu vực; xây dựng và phát triển sản xuất dược liệu sạch, chất lượng theo tiêu chuẩn chủ trương của Chính phủ; quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu trên địa bàn dự án, phục vụ cho mục tiêu phát triển y học cổ truyền và kinh tế; xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp để đầu tư phát triển, bảo tồn và thương mại hóa sản phẩm dược liệu gắn với chế biến dược liệu theo công nghệ hiện đại và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi liên kết: Nông dân, vùng trồng, nhà máy và nhà đầu tư; đóng góp cho ngân sách từ giá trị gia tăng và lợi nhuận kinh doanh.
HTX Nông nghiệp Mũ Rơm trao đổi, làm việc với bà con đồng bào thiểu số về công việc sản xuất nấm, nhân rộng nấm lim xanh.
Đây là một trong 10 ý tưởng, dự án được Ban Tổ chức chọn vào vòng chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Ngãi lần thứ 5. Kết quả của dự án sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, khả năng thương mại hóa cao, đáp ứng nhu cầu và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng; góp phần đảm bảo cung cấp nguồn giống và các sản phẩm nấm Lim xanh cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh cũng như các tỉnh lân cận và các tỉnh khác trên cả nước; lan tỏa cho các hộ dân tham gia phát triển nuôi trồng nấm tại Quảng Ngãi và nâng cao đời sống.
Tin liên quan
- Kết quả từ mô hình sản xuất hạt giống QNG 13, QNG 128
- Thiết kế, chế tạo bộ thực hành phục vụ đào tạo iot (internet of things) cho sinh viên ngành kỹ thuật cơ điện tử
- Sản xuất đậu phụng theo tiêu chuẩn VietGAP
- Ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất Bưởi da xanh và Chuối mốc theo hướng hàng hóa đạt tiêu chuẩn VietGAP tại huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
- Giải pháp phát triển cây sắn bền vững tại tỉnh Quảng Ngãi
- HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA HẤU THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP
- SẢN XUẤT ỚT THƯƠNG PHẨM THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP
- QUẢNG NGÃI CÓ THÊM 36 SẢN PHẨM ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM OCOP
- Bình Sơn nhân rộng các mô hình khuyến nông hiệu quả
- Doanh nghiệp Quảng Ngãi Đổi mới thiết bị, công nghệ: giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
- Quảng Ngãi phát huy mô hình kinh tế tập thể
- Trồng đậu phụng, mè đen để “né” hạn mang lại hiệu quả cao
- Làm chủ công nghệ sản xuất thép cuộn cán nóng
- Sơn Tây ứng dụng tiến bộ kỹ thuật KHCN để trồng bưởi da xanh.
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật để trồng cây chuối mốc theo hướng hàng hóa trên địa bàn huyện Sơn Tây.
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 826
Tổng số lượt xem: 5108881