Truy cập nội dung luôn

Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xác lập cơ cấu cây trồng hiệu quả trên đất cát ven biển tỉnh Quảng Ngãi”

17/11/2021 16:57    266

Sáng ngày 17/11/2021, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức nghiệm thu kết quả đề tài “Nghiên cứu xác lập cơ cấu cây trồng hiệu quả trên đất cát ven biển tỉnh Quảng Ngãi” do Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ chủ trì, TS. Nguyễn Văn Giang làm chủ nhiệm.

Ông Nguyễn Văn Thành, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa họ và Công nghệ chủ trì buổi nghiệm thu đề tài.

Ông Nguyễn Văn Thành, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa họ và Công nghệ chủ trì buổi nghiệm thu đề tài.

Qua 36 tháng thực hiện, đề tài đã tiến hành điều tra khảo sát thực địa tại các xã có diện tích đất cát ven biển thuộc thị xã Đức Phổ, huyện Mộ Đức và Tư Nghĩa. Từ đó, đề tài đã phân tích các nhóm cây trồng chính gồm: Nhóm cây lâm nghiệp; nhóm cây công nghiệp ngắn ngày; nhóm cây cho dầu béo sử dụng làm thực phẩm; nhóm cây làm thức ăn cho người và gia súc; nhóm cây dùng làm thuốc.

Đại diện cơ quan chủ trì báo cáo kết quả thực hiện đề tài trước Hội đồng nghiệm thu.

Đại diện cơ quan chủ trì báo cáo kết quả thực hiện đề tài trước Hội đồng nghiệm thu.

Đề tài đã thu thập các thông tin và phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên; điều kiện kinh tế - xã hội vùng đất cát ven biển đang canh tác cây trồng cạn; yêu cầu sinh thái của cây trồng có lợi thế so sánh trên vùng đất cát ven biển. Từ các đối tượng cây trồng có yêu cầu sinh thái phù hợp với nhiệt độ, tổng lượng nhiệt trong năm, lượng mưa, khung thời gian sinh trưởng cho phép, nhu cầu nước tưới, thị trường tiêu thụ và nguồn nước tưới chủ động có thể canh tác quanh năm, đối tượng và cơ cấu cây trồng được đề xuất lựa chọn để thử nghiệm cho vùng đất cát ven biển đang canh tác cây trồng cạn của tỉnh gồm:

Cơ cấu 1: Chuyên canh cây dừa xiêm;

Cơ cấu 2: Chuyên canh cây na thái;

Cơ cấu 3: Chuyên canh cây lựu đỏ;

Cơ cấu 4: Chuyên canh măng tây xanh;

Cơ cấu 5: Chuyên canh cây nha đam;

Cơ cấu 6: Tỏi trắng (Hải Dương) - Lạc - Khoai lang;

Cơ cấu 7: Tỏi trắng (Hải Dương) - Hành lấy củ - Kiệu;

Cơ cấu 8: Cà rốt - Lạc - Khoai lang;

Cơ cấu 9: Cà rốt - Hành lấy củ - Khoai sọ;

Cơ cấu 10: Lạc - Đậu xanh - Khoai lang (đối chứng).

TS. Trần Văn Mạnh, Giám đốc Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống và sản phẩm cây trồng miền Trung - Ủy viên phản biện kết quả nghiệm thu.

TS. Trần Văn Mạnh, Giám đốc Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống và sản phẩm cây trồng miền Trung - Ủy viên phản biện kết quả nghiệm thu.

ThS. Nguyễn Thế Vĩnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Ủy viên phản biện kết quả nghiệm thu.

ThS. Nguyễn Thế Vĩnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Ủy viên phản biện kết quả nghiệm thu.

KS. Võ Thanh Thủy, Ủy viên BCH Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh đánh giá kết quả đề tài.

KS. Võ Thanh Thủy, Ủy viên BCH Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh đánh giá kết quả đề tài.

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT phát biểu ý kiến tại buổi nghiệm thu.

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT phát biểu ý kiến tại buổi nghiệm thu.

Kết quả thử nghiệm các loại cơ cấu cây trồng trên vùng đất cát ven biển cho thấy cây dừa xiêm xanh sinh trưởng phát triển tốt. Sau 24 tháng trồng cây có chiều cao đạt từ 52,0 –78,8 cm, đường kính gốc từ 15,8 – 25,6 cm, số lá trên cây từ 9,4 – 11,0 lá, chiều dài lá của giống dừa xiêm trồng tại 3 điểm đạt từ 150,8 – 228,0 cm, sâu bệnh hại trên cây dừa xuất hiện ngày càng phổ biến và gây hại nặng.

Với cây na Thái, thích nghi với điều kiện tự nhiên, cây sinh trưởng, phát triển tốt. Sau 24 tháng trồng cây đạt chiều cao trung bình từ 178,0 – 223,0 cm, đường kính tán đạt từ 186,0 – 297,0 cm, đường kính gốc của cây 2 năm tuổi nằm trong khoảng từ 40,6 – 75,0 mm, chiều dài lá đạt từ 13,9 – 16,6 cm, chiều rộng lá từ 5,5 – 7,8 cm, cho quả bói sau 16 tháng trồng tại 3 điểm thí nghiệm có khối lượng trung bình quả dao động từ 250 – 700 g; cây ở các mô hình chỉ bị sâu ăn lá gây hại ở mức độ nhẹ từ 4,4 đến 7,0 %, bệnh thối rễ gây vàng lá, chết cây với tỷ lệ 1,8 – 3,6 %, ruồi vàng là đối tượng nguy hiểm nhất đối với cây na Thái; qua 3 năm trồng cho năng suất thương phẩm ở lứa thu hoạch thứ 2 (năm thứ 3) trung bình tại 3 điểm đạt 2,72 tấn/ha, khi được chăm sóc tốt và sử dụng túi bao quả chuyên dụng thì năng suất thương phẩm đạt đến 4,3 tấn/ha.

Tổ chuyên gia tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài tại cơ sở.

Tổ chuyên gia tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài tại cơ sở.

 

Đối với cây lựu đỏ, cây sinh trưởng chậm, qua 24 tháng trồng cây có chiều cao trung bình đạt 138,4 – 163,5 cm, đường kính tán đạt từ 96,0 – 136,0 cm, đường kính gốc là 25,0 – 33,2 mm; chiều dài lá đạt từ 3,3 – 3,9 cm, chiều rộng lá 1,0 cm; khối lượng quả ở năm thứ nhất chỉ đạt 59 – 63 g, năm thứ 2 là 71 – 87 g, chất lượng quả chưa đạt; tỷ lệ bọ trĩ hại cây ở các mô hình từ 30,0 – 33,3 %, sâu đục thân gây hại với tỷ lệ nhẹ từ 0 – 5,5 %.

Cây nha đam, sinh trưởng, phát triển tốt, sau khi trồng 12 tháng, cây cho thu hoạch lứa đầu tiên và cứ mỗi tháng lại thu hoạch một lần, chiều dài lá lúc thu đạt trung bình từ 44,6 – 45,4 cm, khối lượng bẹ lá đạt 385 – 417 g với tỷ lệ phần ăn được là 61 – 63 %, tỷ lệ bệnh dao động từ 10,3 – 19,5 %.

Cây măng tây xanh, sau 6-7 tháng trồng cây măng tây ở 3 điểm thử nghiệm bắt đầu cho thu hoạch, năng suất lứa 1 đạt trung bình 2,86 – 4,28 kg/1.000 m2/ngày, năng suất tăng lên ở lứa thứ 2 và đạt từ 3,9 – 5,5 kg/1.000 m2, lứa tiếp theo do ảnh hưởng của bệnh thán thư nên năng suất măng của các điểm chỉ đạt trung bình 2,5 – 4,5 kg/1.000 m2/ngày, sau 24 tháng trồng và theo dõi sản lượng măng thu hoạch tại 3 điểm thử nghiệm đạt từ 807 – 1.158 kg/1.000 m2; giai đoạn kiến thiết ban đầu cây sinh trưởng, phát triển tốt, với thời tiết nóng ẩm bước vào giai đoạn khai thác cây bị nấm bệnh tấn công và gây hại nghiêm trọng, không được khuyến cáo để tiếp tục phát triển.

Trên cơ sở thử nghiệm tại thị xã Đức Phổ (xã Phổ Khánh và phường Phổ Vinh) và huyện Mộ Đức cho thấy 2 cơ cấu cây trồng trong thực nghiệm có lãi ròng và tỷ suất lãi so với vốn đầu tư đạt cao hơn so với cơ cấu đối chứng (Lạc – Đậu xanh – Khoai lang) là: Cơ cấu Tỏi – Hành – Kiệu có lãi ròng 258,38 triệu đồng/ha/năm và cao hơn 103,5 % so với đối chứng; cơ cấu Cà rốt – Hành – Khoai môn có lãi ròng 437,80 triệu đồng/ha/năm và cao hơn 126,94 % so với đối chứng. Tuy nhiên cây tỏi và cây cà rốt có hiệu quả kinh tế thấp.

Dựa trên các kết quả thử nghiệm về thời gian sinh trưởng, thời vụ gieo trồng, tính thích nghi, hiệu quả kinh tế, tác động môi trường của các đối tượng cây trồng ngắn ngày để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, đề tài đã lựa chọn được đối tượng và sắp sếp lại các cơ cấu cây trồng ngắn ngày, gồm: 5 đối tượng cây trồng thích hợp là lạc, đậu xanh, khoai lang Nhật, khoai môn sáp vàng và kiệu; 5 cơ cấu cây trồng ngắn ngày phù hợp với vùng đất cát ven biển đang canh tác cây trồng cạn ở tỉnh Quảng Ngãi: Lạc (ĐX) – Lạc (XH) – Khoai lang Nhật (TĐ); Lạc (ĐX) – Lạc (HT) – Kiệu (TĐ); Lạc (ĐX) – Đậu xanh (XH) – Khoai môn sáp vàng (TĐ); Lạc (ĐX) – Đậu xanh (XH) – Khoai lang Nhật (TĐ); Lạc (ĐX) – Đậu xanh (H) – Kiệu (TĐ).

Ngoài ra, đề tài đã xây dựng bộ tiêu bản gồm tổng số 15 loài thu thập được tại Mộ Đức và Đức Phổ. Tổ chức tập huấn với 180 lượt người tham dự, cung cấp 180 bộ tài liệu tập huấn đến các địa phương có diện tích đất cát ven biển đang canh tác cây trồng cạn của tỉnh.

Với kết quả đó, đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu với kết quả Đạt.

Trường Giang

Tin liên quan

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 641

Tổng số lượt xem: 4231574