Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2023
Với phương châm “Phòng là chính, chữa cháy kịp thời”, kế hoạch yêu cầu chủ động phát hiện và sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tham gia chữa cháy rừng; xác định nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của từng cơ quan, đơn vị, địa phương, đảm bảo chất lượng và tiến độ hoàn thành.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng và PCCCR; ứng dụng công nghệ trong dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm cháy rừng. Huy động mọi nguồn lực hợp pháp (trong đó có hợp tác công tư, xã hội hóa) để đầu tư cho công tác PCCCR.
Để thực hiện có hiệu quả công tác PCCCR, kế hoạch tập trung vào các nội dung trọng tâm như: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác PCCCR; thành lập mới hoặc củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo và lực lượng PCCCR các cấp; rà soát, bổ sung vùng trọng điểm cháy rừng ngoài thực địa vào bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng; xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện công tác PCCCR trên địa bàn quản lý.
Trực tiếp nhận và xử lý thông tin cảnh báo cháy rừng, thông tin cháy rừng, vào mùa khô (từ tháng 3-8) khi dự báo cháy rừng từ cấp cao trở lên (cấp III, IV, V), lực lượng kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã phải phân công trực PCCCR 24/24 giờ trong ngày tại các trọng điểm cháy rừng và cơ quan; tăng cường tập huấn và diễn tập chữa cháy rừng; tuần tra phát hiện lửa rừng,
Trong công tác chữa cháy rừng phải thực hiện phương châm bốn tại chỗ “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ”; dập tắt lửa phải khẩn trương, kịp thời và triệt để; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài nguyên rừng; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, gia súc, phương tiện và tài sản của nhân dân.
Thúy Hồng