Tuyên truyền phòng, chống tham nhũng; ma túy; mua bán người; phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh năm 2024
1. Tuyên truyền công tác phòng, chống tham nhũng
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến đầy đủ, nghiêm túc các quy định của pháp luật, văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác PCTN phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, từng cơ quan, đơn vị, địa phương và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật PCTN cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương gắn với việc tổ chức thực hiện: Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Chỉ thị số 41-CT/TU ngày 19/5/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố liên quan đến dấu hiệu tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, chức vụ; các kết quả triển khai Kế hoạch số 220/KH-UBND ngày 26/12/2023 của UBND tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023.
- Tuyên truyền công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng và các hành vi bao che, dung túng, cản trở việc chống tham nhũng; Tăng cường vai trò của xã hội trong việc phát hiện, theo dõi, đo lường, đánh giá tình hình tham nhũng nhằm bảo đảm khách quan, qua đó gây dựng và củng cố niềm tin của công chức, viên chức và người lao động đối với công tác PCTN.
- Tuyên truyền việc đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó trọng tâm cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch; thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, đồng bộ; cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Việc kiểm soát tài sản, thu nhập; tăng cường công khai, minh bạch trong thực thi công vụ; việc thực hiện nghiêm túc các quy định trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt nhằm phát hiện các hành vi rửa tiền, tham nhũng...
- Tuyên truyền kịp thời việc xử lý đơn thư phản ánh, tố cáo về hành vi tham nhũng, tiêu cực; phát hiện, xử lý thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét; phát hiện xử lý, thu hồi tài sản tham nhũng và những hành vi khác vi phạm pháp luật PCTN; công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nhất là việc thực hiện quy tắc ứng xử, những việc cán bộ, công chức không được làm, trách nhiệm giải trình, việc thực thi công vụ. Việc xử lý, điều chuyển, miễn nhiệm, thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý khi có biểu hiện tham nhũng gây nhiều dư luận. Khắc phục những hạn chế của việc chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng. Không bố trí, đề bạt, bổ nhiệm những người có quan hệ gia đình cùng làm một số công việc, lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực.
- Tuyên truyền công tác tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, công chức, viên chức; hoàn thiện, thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ: tiến hành rà soát, bổ sung, khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác tổ chức, cán bộ. Thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng; quy định cụ thể, rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức, cá nhân, khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống trong hoạt động quản lý. Quy định chức trách của từng vị trí công tác, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Tuyên truyền kết quả thi đua, khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân điển hình có thành tích trong công tác PCTN.
2. Tuyên truyền về phòng, chống ma túy
- Tiếp tục tuyên truyền việc thực hiện hiệu quả Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 và các văn bản quy định chi tiết; Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 02/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên đến năm 2030; Kế hoạch số 75/KH-BCA-C04 ngày 22/02/2024 của Bộ Công an tổ chức tuyên truyền về phòng, chống và kiểm soát ma túy năm 2024; Quyết định số 1616/QĐ-UBND ngày 15/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2224/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình thực hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 30/9/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Dự án “Giải quyết điểm, tụ điểm và chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy tại xã, phường, thị trấn”; Kế hoạch số 07/KH-BCĐ ngày 26/02/2024 của Ban Chỉ đạo 138 tỉnh về công tác phòng, chống ma túy năm 2024.
- Tuyên truyền các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy - 26/6” bảo đảm hiệu quả thiết thực, phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.
- Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng, chống ma túy, cảnh báo trực diện về hậu quả, tác hại, cách thức nhận biết các loại ma túy, nhất là ma túy tổng hợp, ma túy “núp bóng”, pha trộn, tẩm ướp vào thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử, nhận diện người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy…; phương thức, thủ đoạn của tội phạm ma túy; kỹ năng phòng ngừa, chủ động tham gia tố giác, cung cấp thông tin về tội phạm, tệ nạn ma túy cho cơ quan chức năng. Xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về phòng, chống ma túy tại địa bàn cơ sở.
- Tuyên truyền về nguy cơ, tác hại, hậu quả của các chất ma túy, nghiện ma túy đối với mỗi gia đình và cộng đồng. Thông tin, phân tích về thực trạng, nguyên nhân phát sinh, tồn tại tệ nạn xã hội này ở địa phương, các địa bàn trọng yếu.
- Tuyên truyền cho người dân hiểu đúng về ma túy, không phân biệt, kỳ thị đối với người nhiễm HIV và những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; tuyên truyền, vận động người nghiện HIV/AIDS và gia đình người nghiện HIV mua thẻ BHYT; lợi ích của việc tham gia BHYT như: hỗ trợ người nghiện HIV mua BHYT để các bệnh nhân được điều trị thuốc ARV và được tiếp cận các dịch vụ y tế thông qua BHYT.
3. Phòng chống mua bán người
- Tập trung truyền thông việc triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 521/QĐ-UBND ngày 08/4/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, gắn với việc triển khai thực hiện hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người; Kế hoạch số 06/KH-BCĐ138 ngày 26/02/2024 của Ban Chỉ đạo 138 về thực hiện công tác phòng, chống mua bán người năm 2024.
- Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, cảnh báo toàn xã hội, nhất là thanh thiếu niên về những hành vi lừa đảo mua bán người, các hoạt động truyền thông hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7” theo Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 10/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ và “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người - 30/7” phù hợp với thông điệp quốc tế về phòng, chống mua bán người năm 2024.
- Thông tin tuyên truyền định hướng người sử dụng dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, internet tự bảo mật thông tin cá nhân trên môi trường mạng để không bị cá nhân, tổ chức lợi dụng khai thác thông tin thực hiện hành vi mua bán người. Đồng thời, khuyến cáo người dân hạn chế đưa các thông tin cá nhân lên các tài khoản mạng xã hội; bật các tính năng bảo mật; không đăng nhập vào các đường link, trang web lạ, nghi vấn hoạt động lừa đảo, cần xác thực khi người sử dụng tài khoản,…
- Việc kịp thời động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo, hội viên, đoàn viên tích cực tham gia phòng, chống mua bán người trong năm 2024.
4. Phòng chống tội phạm
- Tổ chức tuyên truyền việc triển khai thực hiện Chương trình số 13-CTr/TU ngày 12/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới (Kết luận số 13-KL/TW); Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Quyết định số 2224/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình thực hiện Kết luận số 13-KL/TW và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 04/KH-BCĐ138 ngày 26/02/2024 của Ban Chỉ đạo 138 tỉnh về thực hiện công tác phòng, chống tội phạm năm 2024.
- Tuyên truyền phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng, chống tội phạm; kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với tích cực phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm minh, kịp thời, không có vùng cấm, không có ngoại lệ với những hành vi phạm tội; xử lý kiên quyết những hành vi tham nhũng, tiêu cực và bao che, dung túng, tiếp tay cho tội phạm và vi phạm pháp luật.
- Tuyên truyền trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan chuyên trách trong công tác phòng, chống tội phạm; thực hiện nghiêm quy định của Đảng về trách nhiệm “nêu gương”, đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công tác bảo đảm an ninh, trật tự của đơn vị, địa phương; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và địa phương trong công tác phòng, chống tội phạm.
- Việc khai thác, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số, chuyển đổi trạng thái các mặt công tác từ “truyền thống” sang “hiện đại” vào công tác phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm. Việc nghiên cứu, khai thác các phần mềm, ứng dụng trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, phục vụ quản lý xã hội và phòng, chống tội phạm.
5. Tuyên truyền xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
- Tuyên truyền nội dung triển khai các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an về công tác bảo đảm ANTT và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ như: Kết luận số 44-KL/TW, ngày 22/10/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”; Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới; Chỉ thị số 03/CT-BCA-V28 ngày 03/6/2016 của Bộ Công an về tăng cường công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới; Kế hoạch số 05/KH-BCĐ138 ngày 26/02/2024 của Ban Chỉ đạo 138 tỉnh về xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024.
- Tuyên truyền các hoạt động nhân “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ” (19/8), gắn với 79 năm Ngày truyền thống CAND Việt Nam (19/8/1945 – 19/8/2024) và 57 năm Ngày truyền thống lực lượng làm công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ (16/6/1967 – 16/6/2024). Gắn kết phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ với các phong trào khác như: Cuộc vận động “Quảng Ngãi chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Quảng Ngãi chung tay vì người nghèo – không để ai bỏ lại phía sau”, việc triển khai thí điểm “Công an phường điển hình, kiểu mẫu về ANTT và văn minh đô thị”, “Xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ”….
- Tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; kịp thời phản ánh tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; định hướng dư luận đối với những vấn đề “nóng” mà Nhân dân quan tâm; tuyên truyền, biểu dương gương người tốt, việc tốt, các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, hình ảnh đẹp người chiến sĩ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ trên phương tiện thông tin đại chúng và trên không gian mạng.
- Tập trung tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm; đấu tranh, lên án các hoạt động tuyên truyền đạo trái pháp luật, lợi dụng các vấn đề tôn giáo, dân tộc phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tham gia giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp ngay tại cơ sở. Củng cố phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở các địa bàn phức tạp về ANTT, biên giới, biển đảo, vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo, các khu kinh tế, khu công nghiệp; giáo dục, giúp đỡ người được đặc xá, người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; hưởng ứng các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, tham gia thu hồi, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
- Kịp thời tuyên truyền phát hiện, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình, có thành tích xuất sắc trong tham gia bảo đảm ANTT và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2024.