Trang thông tin điện tử

Sở Khoa học và Công nghệ

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

"Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới"

Tháng hành động vì bình đẳng giới diễn ra từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 hằng năm, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc xoá bỏ bất bình đẳng giới, chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời thúc đẩy thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển thì bình đẳng giới là 1 lĩnh vực trong đời sống xã hội và gia đình cần được pháp luật bảo vệ. Với mục tiêu xóa bỏ phân biệt đối xử về giới tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế- xã hội và phát triển nguồn nhân lực. Tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ và thiết lập, củng cố mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ nam nữ, cùng với bình đẳng giới thì bạo lực gia đình là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, gia đình và được thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển: Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm sự bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực, bình đẳng trong thù lao công việc, bình đẳng trong viêc hưởng thụ các thành quả, bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội (bình đẳng trong tiếng nói).

Xã hội ngày càng phát triển, vai trò, vị trí của phụ nữ, trẻ em ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội. Sự bất bình đẳng vẫn tồn tại trong nhiều lĩnh vực như về: quyền lợi, nghĩa vụ, phân công lao động, cơ hội việc làm, tiền lương, thu nhập, cơ hội thăng tiến giữa nam và nữ.

Chính vì vậy cần cải thiện và nâng cao nhận thức của từng cá nhân, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về quyền bình đẳng trên lĩnh vực bình đẳng giới như: Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình.

Trong đó, trọng tâm là Luật bình đẳng giới có hiệu lực thi hành từ 1/7/2007, bình đẳng giới trước hết là bình đẳng về cơ hội việc làm, bình đẳng trong đối xử như trả công lao động, các chế độ trợ cấp, phúc lợi, vị thế trong gia đìnhvà trong xã hội Luật bình đẳng giới quy định nguyên tắc bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống XH và gia đình, biện pháp đảm bảo bình đẳng giới, trách nhiệm của chính quyền, tổ chức, gia đình, cá nhân trong thực hiện bình đẳng giới.

Luật phòng chống bạo lực có hiệu lực thi hành từ 1/7/2008, quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực gia đình là hành vi vi phạm pháp luật và không phải là việc riêng của từng gia đình; bằng sự tác động của luật pháp, các nạn nhân được bảo vệ, hành vi bạo lực gia đình cần phải được ngăn chặn kịp thời.

Tháng hành động vì bình đẳng giới diễn ra từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 hằng năm, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc xoá bỏ bất bình đẳng giới, chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời thúc đẩy thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.

Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục về bình đẳng giới đã góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bình đẳng giới đối với sự phát triển gia đình, cộng đồng xã hội.

Thông điệp tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới năm 2024.

Khẩu hiệu, thông điệp truyền thông về Luật pháp, chính sách, chủ trương         

1.       Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

2.       Đầu tư cho bình đẳng giới là đầu tư cho tương lai.

3.       Bình đẳng giới là thước đo của sự văn minh, tiến bộ và công bằng xã hội.

4.       Tăng quyền năng cho phụ nữ là tăng vị thế của quốc gia.

5.       Giới tính không quyết định năng lực và trình độ.

6.       Nam, nữ bình đẳng, xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc.

7.       Bình đẳng giới là chìa khóa để xoá bỏ bạo lực trên cơ sở giới.

8.       Hành động ngay hôm nay, bình đẳng giới trong tầm tay.

9.       Nam, nữ bình quyền, xã hội phát triển.

10.     Ưu tiên nguồn lực cho phụ nữ và trẻ em gái.

11.     Nâng cao vai trò của phụ nữ giúp hoà bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Khẩu hiệu, thông điệp truyền thông về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

1.       Mọi hành vi bạo lực, xâm hại, quấy rối tình dục đối với phụ nữ và trẻ em là vi phạm pháp luật.

2.       Mọi hình thức bạo lực đều vi phạm pháp luật và bị xử lý nghiêm minh.

3.       Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương.

4.       Hãy tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại, quấy rối tình dục phụ nữ và trẻ em.

5.       Hãy lên tiếng khi bị bạo lực.

6.       Hãy hành động vì cộng đồng bình đẳng, văn minh, an toàn và không bạo lực.

7.       Im lặng không phải là cách để bảo vệ bản thân và người bị xâm hại.

8.       Đồng tình với bạo lực là bạn đang cổ xúy cho hành vi sai trái.

9.       Không đổ lỗi cho người bị bạo lực.

10.     Không phân biệt đối xử và bạo lực trên không gian mạng.

Khẩu hiệu, thông điệp truyền thông về huy động sự tham gia của nam giới và xã hội    

1.       Chia sẻ việc nhà, gia đình hạnh phúc.

2.       Việc nhà không của riêng ai.

3.       Mình là đàn ông, mình không gây bạo lực.

4.       Hãy chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

BBT