Truy cập nội dung luôn

Đề cương báo cáo đánh giá, tổng kết thi hành Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013

13/07/2023 08:57    296

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ, TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Số liệu báo cáo từ ngày Luật có hiệu lực thi hành, 01/01/2014 đến 31/12/2022)

 

PHẦN I

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT

Phân tích, đánh giá và tổng kết tình hình thực hiện; kết quả đạt được; bất cập, hạn chế và phân tích nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục trong tổ chức thực hiện Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN), trong đó chú trọng các nội dung chủ yếu sau đây:

- Tình hình phổ biến, triển khai thi hành Luật KH&CN và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Tình hình xây dựng, ban hành và việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật KH&CN (số lượng, số văn bản, ngày ban hành, tên văn bản, cấp ban hành theo Phụ lục ban hành kèm theo Đề cương này);

- Công tác ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển KH&CN;

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về KH&CN;

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN;

- Các vấn đề liên quan khác.

II. ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC PHẦN NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬT

1. Đánh giá về những quy định chung trong Luật

Phân tích, đánh giá đưa ra những vấn đề bất cập, hạn chế (nếu có), nguyên nhân, giải pháp khắc phục đối với các quy định chung tại Chương I Luật KH&CN, trong đó chú ý một số vấn đề sau:

- Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Luật;

- Nguyên tắc hoạt động KH&CN;

- Chính sách của Nhà nước về phát triển KH&CN;

- Các vấn đề liên quan khác.

2. Tổ chức KH&CN

Phân tích, đánh giá về tình hình thực hiện; kết quả đạt được; đưa ra những vấn đề bất cập, hạn chế (nếu có), nguyên nhân, giải pháp khắc đối với các quy định tại Chương II Luật KH&CN về tổ chức KH&CN, trong đó chú ý một số vấn đề sau:

- Hình thức và phân loại tổ chức KH&CN;

- Quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập;

- Cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập;

- Điều kiện thành lập, đăng ký hoạt động của tổ chức KH&CN;

- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể tổ chức KH&CN;

- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức KH&CN;

- Đánh giá, xếp hạng tổ chức KH&CN;

- Các vấn đề liên quan khác.

3. Cá nhân hoạt động KH&CN

Phân tích, đánh giá về tình hình thực hiện; kết quả đạt được; đưa ra những vấn đề bất cập, hạn chế (nếu có), nguyên nhân, giải pháp khắc phục đối với các quy định tại Chương III Luật KH&CN về cá nhân hoạt động KH&CN, phát triển nguồn nhân lực KH&CN, trong đó chú ý một số vấn đề sau:

- Hiện trạng thực hiện quy định về chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ;

- Quyền và nghĩa vụ của cá nhân hoạt động KH&CN;

- Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, nhân tài về KH&CN;

- Thực hiện ưu đãi trong việc sử dụng nhân lực, nhân tài KH&CN;

- Thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài hoạt động KH&CN ở Việt Nam;

- Các vấn đề liên quan khác.

4. Quy định về xác định, tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN

Phân tích, đánh giá về tình hình thực hiện; kết quả đạt được; đưa ra những vấn đề bất cập, hạn chế (nếu có), nguyên nhân, giải pháp khắc phục đối với các quy định về xác định, tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN tại Chương IV Luật KH&CN, trong đó chú ý một số vấn đề sau:

- Đề xuất nhiệm vụ KH&CN;

- Thẩm quyền phê duyệt, ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ KH&CN;

- Phương thức giao nhiệm vụ KH&CN;

- Tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN); nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN được giao trực tiếp;

- Nhiệm vụ KH&CN được quỹ trong lĩnh vực KH&CN xét tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay;

- Phân loại hợp đồng KH&CN; quyền nghĩa vụ của các bên trong thực hiện hợp đồng KH&CN; giải quyết tranh chấp hợp đồng KH&CN;

- Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN;

- Đăng ký lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN;

- Trách nhiệm tiếp nhận và tổ chức ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN;

- Quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

- Quyền tác giả đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; phân chia lợi nhuận khi sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn bằng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng NSNN;

- Các vấn đề liên quan khác.

5. Quy định về ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phổ biến kiến thức KH&CN

Phân tích, đánh giá về tình hình thực hiện; kết quả đạt được; đưa ra những vấn đề bất cập, hạn chế (nếu có), nguyên nhân, giải pháp khắc phục đối với các quy định về ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phổ biến kiến thức KH&CN tại Chương V Luật KH&CN, trong đó chú ý một số vấn đề sau:

- Trách nhiệm triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

- Khuyến khích ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

- Ứng dụng KH&CN trong dự án đầu tư, chương trình phát triển kinh tế - xã hội;

- Khuyến khích hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất;

- Các vấn đề liên quan khác.

6. Quy định về đầu tư, tài chính phục vụ phát triển KH&CN

Phân tích, đánh giá về tình hình thực hiện; kết quả đạt được; đưa ra những vấn đề bất cập, hạn chế (nếu có), nguyên nhân, giải pháp khắc phục đối với các quy định về đầu tư, tài chính phục vụ phát triển KH&CN tại Chương VI Luật KH&CN, trong đó chú ý một số vấn đề sau:

- Quy định về NSNN và phân bổ NSNN cho KH&CN;

- Mục đích chi NSNN cho KH&CN;

- Xây dựng dự toán và quản lý việc sử dụng NSNN cho KH&CN;

- Áp dụng khoán chi đối với nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN;

- Cấp, sử dụng, quản lý kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN;

- Huy động nguồn vốn ngoài NSNN đầu tư cho KH&CN;

- Đầu tư của doanh nghiệp cho KH&CN; khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; phát triển doanh nghiệp KH&CN;

- Các quỹ hỗ trợ, đầu tư cho hoạt động KH&CN;

- Các chính sách thuế, tín dụng đối với hoạt động KH&CN;

- Các vấn đề liên quan khác.

7. Quy định về hội nhập quốc tế về KH&CN

Phân tích, đánh giá về tình hình thực hiện; kết quả đạt được; đưa ra những vấn đề bất cập, hạn chế (nếu có), nguyên nhân, giải pháp khắc phục đối với các quy định liên quan đến hội nhập quôc tế về KH&CN tại Chương VIII Luật KH&CN, trong đó chú ý một số vấn đề sau:

- Nguyên tắc hội nhập quốc tế về KH&CN;

- Biện pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế về KH&CN;

- Các vấn đề liên quan khác.

III. KẾT LUẬN

Đưa ra nhận định, kết luận chung về tình hình thực hiện Luật và tổng kết các vấn đề liên quan.

 

PHẦN II

TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

 

I. TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT CÁC NỘI DUNG CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LUẬT

Phần này đề nghị tổng hợp, đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung tại Luật KH&CN theo các nhóm vấn đề sau:

1. Tổ chức KH&CN.

2. Cá nhân hoạt động KH&CN.

3. Quy định về xác định, tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

4. Quy định về ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phổ biến kiến thức KH&CN.

5. Quy định về đầu tư, tài chính phục vụ phát triển KH&CN.

6. Quy định về hội nhập quốc tế về KH&CN.

7. Quy định về hoạt động đổi mới sáng tạo.

8. Chính sách của nhà nước đối với các công nghệ mới, công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

9. Quy định về đạo đức trong nghiên cứu khoa học.

10. Quy định về việc chấp nhận rủi ro, độ trễ trong nghiên cứu khoa học.

II. TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH LUẬT KH&CN

1. Các giải pháp hoàn thiện thể chế.

2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về KH&CN.

3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN.

4. Các vấn đề liên quan khác./.

Tài liệu đính kèm: De cuong bao cao luat KHCN 2013.doc

Tin liên quan

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1100

Tổng số lượt xem: 4277052