Truy cập nội dung luôn

Nghiệm thu kết quả dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ cải tạo đàn trâu địa phương bằng phương pháp Thụ tinh nhân tạo với giống trâu Murrah”.

09/10/2021 08:01    284

Chiều ngày 07/10/2021, Sở KH&CN đã tổ chức nghiệm thu kết quả dự án: “Ứng dụng khoa học công nghệ cải tạo đàn trâu địa phương bằng phương pháp Thụ tinh nhân tạo (TTNT) với giống trâu Murrah” do Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ngãi chủ trì thực hiện và Ths. Đỗ Văn Chung làm chủ nhiệm dự án.

Quang cảnh buổi nghiệm thu.

Quang cảnh buổi nghiệm thu.

Mục tiêu của dự án nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ lai tạo giống trâu, phát triển nguồn thức ăn, cải thiện dinh dưỡng và phòng bệnh trong chăn nuôi trâu để nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho nông hộ, góp phần phát triển chăn nuôi trâu thịt trên địa bàn tỉnh.

Sau 36 tháng thực hiện tại 10 xã ở 02 huyện Tư Nghĩa và Nghĩa Hành, cơ quan chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ đã điều tra 100 phiếu về tổng đàn trâu, cơ cấu đàn, phương thức chăn nuôi, số hộ chăn nuôi trâu, diện tích và sản lượng các loại cây trồng mà phụ phẩm có thể sử dụng làm thức ăn cho trâu sẽ được tiến hành ở các xã thuộc các huyện triển khai dự án; ứng dụng kỹ thuật TTNT cho trâu cái địa phương bằng tinh giống trâu Murrah với số lượng trâu cái có chửa là 200 con; xây dựng mô hình nuôi trâu lai Murrah hướng thịt quy mô nông hộ cho 100 hộ; hỗ trợ cỏ giống cho mỗi hộ trồng 500 m2; hỗ trợ thức ăn tinh cho trâu mẹ và thuốc thú y cần thiết cho nghé; tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi trâu sinh sản và kỹ thuật chăn nuôi thâm canh trâu lai F1 cho 300 lượt người; đào tạo, bồi dưỡng 17 dẫn tinh viên và 03 cán bộ kỹ thuật nắm vững kỹ thuật TTNT trâu; kỹ thuật chăn nuôi trâu và có khả năng chuyển giao kỹ thuật cho các hộ nông dân và DTV TTNT tạo trâu sau khi dự án kết thúc; hoàn chỉnh 5 hướng dẫn kỹ thuật về: Kỹ thuật TTNT trâu và biện pháp nâng cao tỷ lệ thụ thai trong TTNT trâu; kỹ thuật chăn nuôi sinh sản và kỹ thuật chăm sóc nghé con; kỹ thuật trồng các giống cỏ năng suất cao; một số bệnh truyền nhiễm và sản khoa thường gặp ở trâu và phương pháp phòng trị để nâng cao sức sinh sản của trâu; hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi trâu thâm canh: kỹ thuật vỗ béo trâu loại thải và nghé...

Th.S Đỗ Văn Chung - chủ nhiệm dự án đánh giá kết quả thực hiện tại buổi nghiệm thu.

Th.S Đỗ Văn Chung - chủ nhiệm dự án đánh giá kết quả thực hiện tại buổi nghiệm thu.

Theo đánh giá của chủ nhiệm dự án và cơ quan chủ trì, so với các hộ ngoài dự án, năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nghé lai Murrah ở các hộ tham gia dự án có sự gia tăng đáng kể. Việc gia tăng tỉ lệ phối giống nhân tạo đã góp phần nâng cao thu nhập của nông hộ trong chăn nuôi trâu sinh sản. Kết quả dự án góp phần xây dựng chính sách phát triển chăn nuôi trâu trong giai đoạn hiện nay; góp phần chuyển dần chăn nuôi trâu từ phương thức quảng canh như hiện nay sang chăn nuôi bán thâm canh với mục đích sản xuất hàng hoá. Thông qua dự án giải quyết được lao động nông nhàn, nâng cao thu nhập; thay đổi nhận thức của người dân, từng bước áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào chăn nuôi trâu, đặc biệt phương pháp chăn nuôi có kiểm soát để bảo vệ môi trường.

ThS. Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Sở KH&CN chủ trì cuộc họp.

ThS. Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Sở KH&CN chủ trì cuộc họp.

Tỉ lệ thụ thai bằng TTNT bằng tinh trâu Murrah cao (61,59%) với số liều tinh/trâu cái có chửa là 2,24 liều. Tỷ lệ sẩy thai thấp (chỉ 2,25%) và tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa của nghé lai cao (95,79%); Khối lượng sơ sinh của nghé được sinh F1(Murrah x Địa phương) cao hơn  so với nghé Nội. Khối lượng và kích thước các chiều đo của con lai lúc 6 tháng và 12 và 18 tháng tuổi của F1 Murrah cao hơn hẳn nghé nội, vì vậy hiệu quả chăn nuôi nghé lai cao hơn nghé nội lúc 12 tháng tuổi là 3.680.000 đồng/con và lúc 24 tháng tuổi là 9.000.000-10.000.000 đồng/con…

Với kết quả đạt được, dự án đã được Hội đồng nghiệm thu với kết quả đánh giá Xuất sắc.

Dương Minh Hiếu

Tin liên quan

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1215

Tổng số lượt xem: 4243262