Truy cập nội dung luôn

Sở Khoa học và Công nghệ làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

10/02/2023 14:15    168

Chiều 09/2, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) để xác định nhu cầu nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ năm 2022, kế hoạch năm 2023 và đề xuất các nhiệm vụ KH&CN nhằm thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của tỉnh.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về hoạt động KH&CN trong thời gian qua; tình hình và định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh; từ đó, hình thành các nhiệm vụ KH&CN giải quyết các yêu cầu đặt ra, góp phần thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển.

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo.

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo.

Theo Sở NN&PTNT trong thời gian qua hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ đã tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của ngành nông nghiệp, nông thôn trên mọi lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp, phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới…; các đề tài, dự án đã triển khai, ứng dụng có hiệu quả trên địa bàn tỉnh làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Đặc biệt, trong chăn nuôi đã áp dụng các tiến bộ KH&CN mới về chuồng trại như chuồng lạnh, chuồng kín; trong trồng trọt ứng dụng KH&CN trong tưới tiết kiệm, vận hành tưới tự động đối với cây lúa, cây rau màu; triển khai dự án “Hỗ trợ ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN phát triển nhanh các giống lúa (QNg6, QNg13, QNg128) đã được chọn tạo theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.

Đối với giống vật nuôi đã thực hiện chương trình cải tạo giống bò thịt theo hướng Zeebu hóa và bổ sung một số giống bò có năng suất cao, có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái để tạo đàn cái nền phục vụ cho lai tạo giống bò sữa và bò thịt chất lượng cao; với chăn nuôi trâu tiếp tục nhân rộng mô hình ứng dụng KH&CN cải tạo đàn trâu địa phương bằng phương pháp thu tinh nhân tạo với giống trâu Muarrah.

Đại biểu trao đổi, thảo luận về các nhiệm vụ KH&CN.

Đại biểu trao đổi, thảo luận về các nhiệm vụ KH&CN.

Trong lâm nghiệp đã ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và cảnh báo cháy rừng; ứng dụng phần mềm FRMS trong công tác theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng…

Việc ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản góp phần làm chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp và đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh. Ứng dụng về ưu thế lai để cải tạo thành công về chất lượng bò, đàn trâu và heo. Đồng thời ứng dụng rộng rãi các công nghệ tinh, phôi đông lạnh trong việc lưu giữ, bảo quản phục vụ công tác lai tạo cho gia súc; du nhập được nhiều giống cỏ mới, sử dụng chế phẩm sinh học Probiotic trong chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Sở NN&PTNT cho biết, năm 2023 tiếp tục thực hiện dự án “Hỗ trợ ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN phát triển nhanh các giống lúa (QNg6, QNg13, QNg128) đã được chọn tạo theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”; nghiên cứu chọn tạo ra các dòng, giống lúa ưu tú, giống lúa thuần mới có chất lượng cao làm vật liệu nghiên cứu tiếp theo, phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh Quảng Ngãi; khảo nghiệm tập đoàn giống sắn kháng bệnh khảm lá và tham gia thực hiện đề tài “Tuyển chọn, nhân nhanh một số giống sắn mới kháng bệnh khảm lá, năng suất cao phục vụ canh tác sắn bền vững tại tỉnh Quảng Ngãi” để làm cơ sở chọn lựa giống sắn phù hợp cho sản xuất của tỉnh.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Võ Quốc Hùng phát biểu ý kiến.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Võ Quốc Hùng phát biểu ý kiến.

Năm 2024, Sở NN&PTNT đề xuất đặt hàng với 04 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, gồm đề tài “Nghiên cứu thiết lập rạn nhân tạo trong Khu bảo tồn biển Lý Sơn làm nơi sinh sản, sinh trưởng của các loài thủy sinh có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí”; đề tài “Nghiên cứu xác định các thông số dòng chảy trên các lưu vực sông Quảng Ngãi có xét đến sự thay đổi địa hình, thảm phủ và biến đổi khí hậu”; “Nghiên cứu phát triển bộ công cụ phần mềm sử dụng ảnh viễn thám và công nghệ thông minh để quản lý cây trồng và hỗ trợ điều hành hệ thống thủy lợi – Áp dụng cho Hệ thống công trình thủy lợi Thạch Nham, tỉnh Quảng Ngãi”; “Điều tra phân bố, đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển loài sâm quý hiếm (Nghĩa Sâm), có giá trị kinh tế cao, đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn và phát triển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.

Đại diện Sở KH&CN trao đổi, giải thích các kiến nghị tại buổi làm việc.

Đại diện Sở KH&CN trao đổi, giải thích các đế xuất nhiệm vụ KH&CN tại buổi làm việc.

Sở KH&CN đánh giá cao kết đạt được trong nghiên cứu, ứng dụng KH&CN của ngành nông nghiệp trong những năm qua. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại hạn chế về cơ sở hạ tầng KH&CN phục vụ nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vự này còn thiếu và chưa đồng bộ; cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch còn chậm và chưa rõ nét, phổ biến vẫn còn sản xuất nhỏ, phân tán, theo lối thủ công truyền thống, KH&CN chưa được quan tâm, đầu tư nghiên cứu đúng mức; hạ tầng cơ sở nuôi trồng thủy sản vẫn chưa đầu tư hoàn thiện,… Để phát huy vai trò của KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp cần phải nâng cao trình độ nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KH&CN; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ thông tin vào trong toàn bộ các khâu của chuỗi giá trị, kết nối đồng bộ với các ngành, lĩnh vực khác để hình thành nền sản xuất nông nghiệp thông minh, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, lao động, nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh và phát triển bền vững của ngành; phối hợp, tranh thủ sự hỗ trợ, định hướng và giúp đỡ các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước để đưa các mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong phát triển nông nghiệp, nhất là các giải pháp, định hướng nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong khai thác, nuôi trồng thuỷ sản; chăn nuôi trồng trọt và nông lâm nghiệp tại các địa phương.

Thúy Hồng

Tin liên quan

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 834

Tổng số lượt xem: 4274810