Truy cập nội dung luôn

Tên nhiệm vụ: Khảo sát thực trạng người bệnh HIV/AIDS bị kỳ thị và phân biệt đối xử trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2023

08/11/2023 08:57    84

.

- Cơ quan chủ trì: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi.

- Chủ nhiệm dự án: BS.CKI. Phạm Đức Dũng

- Mục tiêu và nội dung chính của nhiệm vụ: 

* Mục tiêu chung:

- Mô tả thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người bệnh HIV/AIDS đang quản lý tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi, năm 2023.

- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử ở đối tượng nghiên cứu.

- Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1: Xây dựng đề cương nghiên cứu

Công việc 1: Xây dựng mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Vấn đề kỳ thị và tự kỳ thị đang xảy ra hằng ngày và phổ biến trong cộng đồng người nhiễm HIV làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và kết quả điều trị của bệnh nhân, mặt khác tại Quảng Ngãi chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này, để góp phần làm nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân và hiệu quả điều trị đề tài chọn 2 mục tiêu:

- Mô tả tỷ lệ kỳ thị và phân biệt đối xử của người bệnh HIV/AIDS đang quản lý tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi.

Mục tiêu này bao gồm 2 nội dung:

+ Một là mô tả tỷ lệ kỳ thị của bệnh nhân HIV/AIDS đang được quản lý tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi. Để đạt được mục tiêu này nhóm nghiên cứu đã sử dụng bộ công cụ Nghiên cứu về chỉ số đánh giá mức độ kỳ thị với người sống chung với HIV ở Việt Nam năm 2014 của UNAIDS làm căn cứ với bảng kiểm ở phụ lục 2, theo đó kết quả sẽ có 2 giá trị có kỳ thị và không có kỳ thị.

+ Hai là mô tả tỷ lệ phân biệt đối xử của bệnh nhân HIV/AIDS đang được quản lý tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi. Để đạt được mục tiêu này nhóm nghiên cứu đã sử dụng bộ công cụ Nghiên cứu về chỉ số đá nh giá mức độ kỳ thị với người sống chung với HIV ở Việt Nam năm 2014 của UNAIDS làm căn cứ với bảng kiểm ở phụ lục 3 theo đó kết quả sẽ có 2 giá trị có phân biệt đối xử và không có phân biệt đối xử

- Mô tả một số yếu tố liên quan đến sự kỳ thị ở đối tượng nghiên cứu

Trong mục tiêu này nhóm nghiên cứu dựa vào kết quả của mục tiêu 1, đó là xác định được tỷ lệ kỳ thị và tỷ lệ phân biệt đối xử của đối tượng nghiên cứu nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê SPSS 21.0 để tìm ra các yếu tố liên quan như:

+ Liên quan giữa kỳ thị với tuổi, trình độ học vấn, giới tính, nghề nghiệp, hôn nhân, nơi sinh sống, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng quan hệ tình dục, khuyết tật bẩm sinh, có sự hỗ trợ khi đau ốm, có kiến thức đúng về đường lây truyền HIV

+ Liên quan giữa phân biệt đối xử với tuổi, trình độ học vấn, giới tính, nghề nghiệp, hôn nhân, nơi sinh sống, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng quan hệ tình dục, khuyết tật bẩm sinh, có sự hỗ trợ khi đau ốm, có kiến thức đúng về đường lây truyền HIV

Công việc 2: Soạn thảo phiếu điều tra

Phiếu khảo sát tự điền dành cho người nhiễm HIV hiện đang quản lý và điều trị tại khoa phòng, chống HIV/AIDS thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi. Phiếu phỏng vấn được biên soạn dựa trên nghiên cứu của UNAÍDS năm 2014 về mức độ kỳ thị và phân biệt đối xử với người sống chung với HIV tại Việt Nam năm 2014 và Quyết định số 294/QĐ-AIDS ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Cục trưởng cục Phòng chống HIV/AIDS và bộ câu hỏi của một số nghiên cứu về thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử đã được triển khai trước đây, sau đó được chỉnh sửa cho phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu đề ra

Công việc 3: Chọn mẫu nghiên cứu:

Chọn toàn bộ bệnh nhân trên 18 tuổi đang được quản lý và điêu trị tại khoa phòng chống HIV/AIDS thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi. Để chọn được các đối tượng nghiên cứu nhóm nghiên cứu đã lập danh sách toàn bộ bệnh nhân đang điêu trị HIV/AIDS tại khoa phòng chống HIV/AIDS sau đó dựa trên các tiêu chuẩn chọn và tiêu chuẩn loại trừ để có mẫu phù hợp.

Nội dung 2: Tập huấn điều tra viên và hoàn thiện bộ câu hỏi

Công việc 1: Họp các điều tra viên thông qua kế hoạch điều tra và thống nhất bộ câu hỏi để tiến hành điều tra.

Công việc 2: Tập huấn điều tra viên, xây dựng lịch kế hoạch phỏng vấn, tiến hành điều tra theo bảng câu hỏi.

Nội dung 3: Tiến hành thu thập số liệu tại địa điểm nghiên cứu

Công việc 1: Thông báo thời gian làm thu thập số liệu của nhóm nghiên cứu

Công việc 2: Tiến hành thu thập thông tin điều tra

Nội dung 4: Xử lý và phân tích dữ liệu

Công việc 1: Nhập phiếu điều tra bằng phần mềm Epidata 3.1

Công việc 2: Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 21.0 bám sát theo mục tiêu đề tài.

Nội dung 5: Viết báo cáo tổng kết đề tài

Công việc 1: Tiến hành phân tích kết quả nghiên cứu và so sánh với các nghiên cứu liên quan trước đó ở trong và ngoài nước để tìm ra điểm chung, điểm riêng của nghiên cứu và lý giải kết quả mới nghiên cứu được của đề tài.

Công việc 2: Tổ chức Hội thảo/toạ đàm khoa học về các phát hiện mới trong quá trình thực hiện đề tài.

Công việc 3: Tiến hành viết báo tổng kết và thông qua hội đồng hoàn thành đề tài, đăng tạp chí và các cổng thông tin của đơn vị, Sở Y tế, Sở Khoa học và công nghệ.

- Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học Y - Dược

- Kết quả dự kiến:

Kỳ thị và phân biệt đối xử đang tiếp tục cản trở khiến PLHIV dễ bị tổn thương không được hưởng các quyền cơ bản về chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội, đồng thời cản trở bước tiến của những hoạt động phòng, chống HIV. Đề tài “Khảo sát thưc trạng người bệnh HIV/AIDS bị kỳ thị và phân biệt đối xử trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2023”. Sẽ tìm ra được một số nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử đó. Từ đó tìm ra được một số giải pháp khả thi để để ngày càng có nhiều người nhiễm HIV được tiếp cận chăm sóc, điều trị và tham gia xây dựng cuộc sống không có HIV/AIDS. Sản phẩm là các giải pháp khả thi dựa trên các số liệu trung thực khách quan được chuyển đến các ban ngành chức năng có liên quan (Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, các trung tâm y tế) để từ đó giảm và tiến tới xóa bỏ sự tự kỳ thị trong nhóm đối tượng này.

- Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc dự kiến: 01/2023-12/2023

Tin liên quan

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1018

Tổng số lượt xem: 4273937