Truy cập nội dung luôn

Thông tin kết quả ứng dụng nhiệm vụ khoa học và công nghệ

07/07/2022 09:47    274

Thông tin chung (Áp dụng đối với: Đề tài - Dự án khoa học và công nghệ)

THÔNG TIN KẾT QUẢ ỨNG DỤNG NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

1.

 

Tên nhiệm vụ:

Chọn tạo và phát triển một số giống lúa mới ngắn ngày, có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt phục vụ sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân Quảng Ngãi và một số tỉnh khu vực Miền Trung.

 

Loại hình nhiệm vụ:

Đề tài khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi

Cơ quan chủ quản:

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

Đỗ Đức Sáu

Lĩnh vực nghiên cứu:

4. Khoa học nông nghiệp

Thời gian bắt đầu:

06/2017  

Thời gian kết thúc:

05/2020

Ngày được nghiệm thu chính thức:

04/06/2020

Giấy đăng ký KQ số:

04/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

14/09/2020

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Hình thành ba bộ giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao (QNg6, QNg13 và QNg128) được công nhận sản xuất thử tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Hiệu quả kinh tế:

Các giống lúa mới được chọn tạo cho năng suất, chất lượng cao hơn các giống thông thường đang sử dụng nên thu nhập của người dân sử dụng sản phẩm của đề tài cao hơn từ 3-4 triệu đồng/ha/vụ. Ước lợi nhuận đem lại cao hơn so với bình thường khoảng 1,5 tỉ đồng.

Trạng thái:

Ứng dụng

 

2.

 

Tên nhiệm vụ:

Ứng dụng công nghệ thông tin thí điểm xây dựng mô hình quản lý, vận hành hệ thống tưới nước tự động trên một phần diện tích tưới của kênh NVC2 thuộc hệ thống kênh chính Nam Thạch Nham tại xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

 

Loại hình nhiệm vụ:

Dự án khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi

Cơ quan chủ quản:

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

ThS.Bùi Đức Thái

Lĩnh vực nghiên cứu:

2. Khoa học kỹ thuật và công nghệ

Thời gian bắt đầu:

06/2017  

Thời gian kết thúc:

04/2020

Ngày được nghiệm thu chính thức:

13/05/2020

Giấy đăng ký KQ số:

06/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

19/10/2020

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Ứng dụng công nghệ thông tin thí điểm xây dựng mô hình quản lý, vận hành hệ thống tưới nước tự động trên một phần diện tích tưới của kênh NVC2 thuộc hệ thống kênh chính Nam Thạch Nham tại xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Cụ thể: - Quản lý hệ thống lớp bản đồ nền, lớp bản đồ công trình thủy lợi thuộc khu tưới trên công nghệ WebGIS; - Lập kế hoạch tưới cho cả vụ; - Điều khiển vận hành hệ thống tưới nước tự động (trực tiếp hoặc từ xa) trên một phần diện tích tưới của kênh NVC2 (trực tiếp trên một phần diện tích khoảng 10 ha thí điểm và 10 ha đối chứng của kênh nhánh cấp 1 NVC2-7) thuộc hệ thống kênh chính Nam Thạch Nham tại xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. - Giám sát thông tin vận hành cấp nước tưới theo thời gian thực (mực nước, mức tưới,...)

 

Hiệu quả kinh tế:

+ Góp phần tăng năng suất cây trồng (lúa) khoảng 1,0-1,5 tạ/ha;

+ Góp phần giảm tổng lượng nước tưới vụ Đông Xuân 2019-2020 khoảng 35,7%; vụ Hè Thu 2020 khoảng 32,5%;

+ Đảm bảo tưới với hệ số tưới được thử nghiệm trong khoảng từ 1,1 - 1,2 l/s/ha

Trạng thái:

Ứng dụng

 

3.

 

Tên nhiệm vụ:

Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zêbu tại các xã miền núi huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

 

Loại hình nhiệm vụ:

Dự án khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

UBND huyện Sơn Tịnh

Cơ quan chủ quản:

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

ThS. Phạm Hồng Sơn

Lĩnh vực nghiên cứu:

402. Chăn nuôi

Thời gian bắt đầu:

05/2017         

Thời gian kết thúc:

06/2020

Ngày được nghiệm thu chính thức:

06/08/2020

Giấy đăng ký KQ số:

09/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

08/12/2020

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Từ sau khi kết thúc dự án đến nay, công tác phối giống bò đối với các giống tinh Drouhtmaster, Charolais, BBB và Red Angus không những phát triển mạnh mẽ ở 3 xã trong dự án mà còn nhanh chóng lan tỏa trên địa bàn toàn huyện. Từ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ và người chăn nuôi tự đầu tư đã thực hiện phối giống cho hơn 7.500 lượt bò cái có chữa với các giống tinh Drouhtmaster, Charolais, BBB và Red Angus và đã tạo ra được 6.325 bê lai hướng thịt. Tỷ lệ nuôi sống bê từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi dao động từ 98,5 đến 100%. Khối lượng sơ sinh ở bê dao động 27-29 kg/con và khối lượng lúc 6 và 12 tháng tuổi lần lượt là 138-148 và 224-249 kg/con tuỳ theo giống. Các hộ chăn nuôi tự thực hiện chế biến thức ăn lên men bằng phương pháp FTMR tự các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp như: Thân lá cây sắn, thân lá cây lạc, thân lá cây ngô…; các hộ đã ủ chua 15.950 kg làm thức ăn cho bò. + Thức ăn ủ được sau 2-3 tuần thì có thể cho bò ăn, lấy ra đến đâu thì cho gia súc ăn hết đến đấy, lấy theo từng góc của hố ủ, phần còn lại tiếp tục đậy kín như cũ. + Có thể cho bò thịt ăn khẩu phần hoàn toàn bằng thức ăn ủ theo dạng FTMR này. + Thức ăn ủ chua có thể để dự trữ từ 6 - 9 tháng / Đối với bò thịt việc cho ăn thức ăn hỗn hợp lên men thế này sẽ cho chất lượng thịt tốt hơn, có đầy đủ thành phần dinh dưỡng trong thịt bò giúp tăng giá trị thịt thương phẩm giúp bà con mang lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi. 1.9. Nêu hiệu quả kinh tế (nếu có), tác động kinh tế - xã hội, môi trường, ý nghĩa khoa học, v.v.. mà những ứng dụng kết quả nhiệm vụ mang lại (nếu có): - Bò lai theo hướng thịt với các giống bò nêu trên có giá trị cao hơn 4.000.000 đến 5.000.000 đồng /con so với lò lai Zeebu cúng lưa tuổi. - Việc gia tăng tỉ lệ phối giống bằng tinh các giống bò chuyên thịt đã góp phần nâng cao thu nhập của nông hộ trong chăn nuôi bò sinh sản. Tạo động lực thúc đẩy phát triển chăn nuôi bò theo hướng hiện đại, hạn chế ô nhiễm môi trường và dịch bệnh phát sinh. - Khai thác hiệu quả phế phụ phẩm nông nghiệp góp phần nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi

Hiệu quả kinh tế:

Từ sau khi kết thúc dự án đến nay, công tác phối giống bò đối với các giống tinh Drouhtmaster, Charolais, BBB và Red Angus không những phát triển mạnh mẽ ở 3 xã trong dự án mà còn nhanh chóng lan tỏa trên địa bàn toàn huyện. Từ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ và người chăn nuôi tự đầu tư đã thực hiện phối giống cho hơn 7.500 lượt bò cái có chữa với các giống tinh Drouhtmaster, Charolais, BBB và Red Angus và đã tạo ra được 6.325 bê lai hướng thịt. Các hộ chăn nuôi tự thực hiện chế biến thức ăn lên men bằng phương pháp FTMR tự các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp như: Thân lá cây sắn, thân lá cây lạc, thân lá cây ngô…; các hộ đã ủ chua 15.950 kg làm thức ăn cho bò. Bò lai theo hướng thịt với các giống bò nêu trên có giá trị cao hơn 4.000.000 đến 5.000.000 đồng /con so với lò lai Zeebu cúng lứa tuổi.

Trạng thái:

Ứng dụng

4.

Tên nhiệm vụ:

Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp can thiệp đối với trẻ tự kỷ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

 

Loại hình nhiệm vụ:

Đề tài khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Sở Y tế

Cơ quan chủ quản:

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

ThS. BSCKII. Nguyễn Tấn Đức

Lĩnh vực nghiên cứu:

3. Khoa học y, dược

Thời gian bắt đầu:

08/2016

Thời gian kết thúc:

05/2019

Ngày được nghiệm thu chính thức:

19/06/2019

Giấy đăng ký KQ số:

10/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

30/10/2019

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Mô hình can thiệp, điều trị cho trẻ tự kỷ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi với chi phí thấp hiệu quả cao, giảm nguồn kinh phí cho gia đình trẻ tự kỷ; cung cấp địa chỉ điều trị uy tín, tin cậy cho trẻ tự kỷ và gia đình.

Hiệu quả kinh tế:

Xác định được tỷ lệ trẻ tự kỷ và tìm ra các yếu tố liên quan đến hiệu quả can thiệp ở trẻ tự kỷ góp phần nâng cao sức khỏe cho nhóm đối tượng này.

Trạng thái:

Ứng dụng

5.

Tên nhiệm vụ:

Dự án hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất lúa gạo hữu cơ chất lượng cao tại Quảng Ngãi

 

Loại hình nhiệm vụ:

Dự án khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Công ty TNHH Khoa học và Công nghệ Nông Tín

Cơ quan chủ quản:

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

CN. Nguyễn Văn Tấn - KS. Phan Sơn

Lĩnh vực nghiên cứu:

4. Khoa học nông nghiệp

Thời gian bắt đầu:

10/2016  

Thời gian kết thúc:

03/2019

Ngày được nghiệm thu chính thức:

06/05/2019

Giấy đăng ký KQ số:

11/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

01/11/2019

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Hàng năm doanh nghiệp duy trì ứng dụng vào sản xuất hữu cơ 01 ha gạo đen thảo dược giống LĐ1 và 02 ha gạo trắng chất lượng BM125, Hà Phát 3 tại thôn An Định, xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành để tạo ra sản phẩm tiêu thụ trong tỉnh.

Hiệu quả kinh tế:

Với diện tích sản xuất ứng dụng hàng năm 03 ha, năng suất bình quân 40 tạ/ha đối với LĐ1; 57 tạ/ha đối với lúa BM125/Hà Phát 3.

Trạng thái:

Ứng dụng

6.

Tên nhiệm vụ:

Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển chăn nuôi bò lai, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi

 

Loại hình nhiệm vụ:

Dự án khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã Đức Phổ

Cơ quan chủ quản:

UBND Thị xã Đức Phổ

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

CN. Nguyễn Văn Mân

Lĩnh vực nghiên cứu:

402. Chăn nuôi

Thời gian bắt đầu:

07/2017 

Thời gian kết thúc:

03/2019

Ngày được nghiệm thu chính thức:

06/08/2020

Giấy đăng ký KQ số:

07/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

18/11/2020

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Chuyển giao 06 hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Phổ Phong và Phổ Nhơn, sau đó tiếp tục chuyển giao cho tất cả hộ chăn nuôi trên địa bàn thị xã. - Chuyển giao 03 mô hình: Mô hình chăn nuôi bò cái lai Zê bu sinh sản đạt 105% chỉ tiêu phối giống có chửa, đạt 110% số bê lai sinh ra so với kế hoạch; Mô hình nuôi thâm canh bê lai hướng thịt với tỉ lệ nuôi sống đạt 100% và trọng lượng bê 12 tháng tuổi đạt 165%; Mô hình trồng cỏ năng suất cao với giống cỏ trồng đạt 83% diện tích cỏ trồng và đạt 124% diện tích nhân rộng sau khi kết thúc dự án.

Hiệu quả kinh tế:

Từ kết quả chuyển giao công nghệ, với số bò cái nuôi bình quân 2,4 con/hộ, bê xuất bán ở 6 - 8 tháng tuổi với giá 16 - 18 triệu/con, thu nhập của các hộ tham gia dự án đạt trên 30 triệu đồng/năm.

Trạng thái:

Ứng dụng

7.

Tên nhiệm vụ:

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm ương giống cá bớp (Rachycentron canadum) giai đoạn từ trứng lên cá giống tại Quảng Ngãi.

 

Loại hình nhiệm vụ:

Dự án khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi

Cơ quan chủ quản:

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

KS. Phạm Tấn Quang

Lĩnh vực nghiên cứu:

4. Khoa học nông nghiệp

Thời gian bắt đầu:

09/2016   

Thời gian kết thúc:

12/2018

Ngày được nghiệm thu chính thức:

14/03/2019

Giấy đăng ký KQ số:

08/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

14/08/2019

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi đã tiệp nhận và làm chủ quy trình kỹ thuật ương giông cá bớp giai đoạn từ trứng lên cá giống tại Quảng Ngãi; Tô chức ương thực nghiệm giống cá bớp giai đoạn từ trứng lên cá giống tại Quảng Ngãi, sản phẩm thu được 30.000 con Cá Bớp giống; sản phẩm cua dự án được đưa ra nuôi nuôi thương phẩm với 30 mô hình nuôi thử nghiệm, trên diện tích 3.000m3; mật độ 10con/m3 tại 03 huyện Bình Sơn, Đức Phổ, Lý Sơn. Kết quả nuôi thương phẩm: tỷ lệ sống trung bình 72%, sau 07 tháng nuôi trung bình cá 3,8kg/con, sản lượng trung bình 2.736kg/mô hình

Hiệu quả kinh tế:

Sau khi thực hiện dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm ương giống cá Bớp (Rachycentron canadum) giai đoạn từ trứng lên cá giống tại Quảng Ngãi” thành công. Trung tâm giống tỉnh Quảng Ngãi đã tiếp tục sản xuất giống cá Bớp từ nguôn vôn của Trung tâm cung cấp cho ngươi nuôi trong và ngoài tỉnh. Từ năm 2019 đến nay, Trung tâm cung ứng trên 100.000 con giống cá bớp

Trạng thái:

Ứng dụng

8.

Tên nhiệm vụ:

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động PCCC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

 

Loại hình nhiệm vụ:

Đề tài khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Công an tỉnh Quảng Ngãi

Cơ quan chủ quản:

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

ThS Võ Đức Nguyện

Lĩnh vực nghiên cứu:

5. Khoa học xã hội

Thời gian bắt đầu:

06/2017  

Thời gian kết thúc:

06/2019

Ngày được nghiệm thu chính thức:

25/10/2020

Giấy đăng ký KQ số:

03/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

28/04/2020

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Đề tài nghiên cứu khoa học, Phòng Cảnh sát PCCC cũng như Công an các đơn vị, địa phương đã triển khai xây dựng nhân rộng ra nhiều đơn vị, địa phương trên địa bàn toàn tỉnh. Đến thời điểm hiện nay đã xây dựng được 25 cơ sở, cơ quan, đơn vị là những mô hình an toàn về PCCC. Đồng thời, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả 673 đội dân phòng trên địa bàn toàn tỉnh

Hiệu quả kinh tế:

Kết quả nghiên cứu đề tài là một trong những luận cứ khoa học để Công an tỉnh có cơ sở tham mưu Tinh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác PCCC tại cơ sở trong tình hình hiện nay.

Trạng thái:

Ứng dụng

9.

Tên nhiệm vụ:

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi trâu cải tiến để nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc H’rê ở huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi.

 

Loại hình nhiệm vụ:

 Dự án khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

UBND huyện Minh Long

Cơ quan chủ quản:

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

CN. Võ Đình Tiến

Lĩnh vực nghiên cứu:

402. Chăn nuôi

Thời gian bắt đầu:

07/2017  

Thời gian kết thúc:

06/2020

Ngày được nghiệm thu chính thức:

23/07/2020

Giấy đăng ký KQ số:

05/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

15/10/2020

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, cải tạo đàn trâu địa phương, nâng cao tầm vóc, tăng trọng, nâng cao năng suất, chất lượng đàn trâu và tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc H’re ở huyện Minh Long, góp phần vào tiến trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Hiệu quả kinh tế:

Các hoạt động củaa dự án đã góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi trâu cho các hộ trong vùng dự án, không chỉ cải thiện sức sống, tốc độ tăng trọng và tầm vóc của trâu nghé, mà còn nâng cao khả năng sinh sản của đàn trâu cái, giảm ti lệ trâu chêt, với trọng lượng trâu nghé sau khi phối giống với trâu của dự án lúc 3-4 năm tuổi tăng trọng lượng hơn so với trâu địa phương từ 30 - 50 kg/con, qua đó góp phần gia tăng thu nhập cho các hộ nuôi trâu. Việc bố trí địa điểm xâv dựng chuồng trâu hợp lý và thực hiện tốt việc xử lý phân, xử lý nước thài góp phần giải quyết vấn đề về ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi, đồng thời hạn chế mầm bệnh lây lan cho đàn gia súc.

Trạng thái:

Ứng dụng

10.

Tên nhiệm vụ:

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng (Monopterus albus) tại Quảng Ngãi.

 

Loại hình nhiệm vụ:

 Dự án khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi

Cơ quan chủ quản:

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

KS.Võ Thành Nhân

Lĩnh vực nghiên cứu:

405. Thuỷ sản

Thời gian bắt đầu:

06/2016  

Thời gian kết thúc:

11/2018

Ngày được nghiệm thu chính thức:

14/03/2019

 

Giấy đăng ký KQ số:

07/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

14/08/2019

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Sau khi thực hiện dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm sản xuất giống Lươn đồng và nuôi thương phẩm thành công; Trung tâm giống tỉnh Quảng Ngãi đã tiếp tục sản xuất ương nuôi con giống cung cấp cho người nuôi trong và ngoài tỉnh. Từ năm 2019 đến nay Trung tâm cung ứng trên 60.000 con giống Lươn đồng cho thị trường.

Hiệu quả kinh tế:

Thành công của dự án đã mang lại cho đội ngủ kỷ thuật của Trung tâm nắm chắc quy trình sản xuất con giống để ứng dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị, chủ động sản xuất con giống ra thị trường nuôi nuôi thương phấm

Trạng thái:

Ứng dụng

11.

Tên nhiệm vụ:

Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi trong phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

 

Loại hình nhiệm vụ:

 Đề tài khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Trường Chính trị tỉnh Quảng Ngãi

Cơ quan chủ quản:

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

TS. Trương Thị Mỹ Trang

 

Lĩnh vực nghiên cứu:

5. Khoa học xã hội

Thời gian bắt đầu:

06/2017  

Thời gian kết thúc:

12/2019

Ngày được nghiệm thu chính thức:

27/12/2019

Giấy đăng ký KQ số:

02/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

03/03/2020

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Ứng dụng vào 26 tổ chức cơ sở Đảng, các xã ven biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi trong phát triển kinh tế và bảo vệ tổ quốc

Hiệu quả kinh tế:

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của 26 tổ chức cơ sở Đảng, góp phần nâng cao phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc

Trạng thái:

Ứng dụng

12.

Tên nhiệm vụ:

Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận chè Minh Long

 

Loại hình nhiệm vụ:

 Dự án khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Minh Long

Cơ quan chủ quản:

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

KS. Nguyễn Đức Thịnh

Lĩnh vực nghiên cứu:

5. Khoa học xã hội

Thời gian bắt đầu:

10/2016  

Thời gian kết thúc:

03/2019

Ngày được nghiệm thu chính thức:

14/11/2019

Giấy đăng ký KQ số:

01/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

11/02/2020

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Duy trì, cải tiến hoạt động sơ chế, đóng gói sản phẩm góp phần thúc đẩy sản xuất chè nguyên liệu phát triển bền vững. Đẩy mạnh công tác quảng bá giới thiệu sản phẩm chè tươi nhãn hiệu chứng nhận "Chè Minh Long"; Xây dựng mô hình trồng mới chè Minh Long.

Hiệu quả kinh tế:

Người dân đã phát triển thêm diện tích trồng chè truyền thống tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái để tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm và qui trình sơ chế, đóng gói, bảo quản đảm bảo theo hướng sạch...

Trạng thái:

Ứng dụng

13.

Tên nhiệm vụ:

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng phục hồi rạn san hô khu vực biển ven bờ huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

 

Loại hình nhiệm vụ:

 Dự án khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Viện Hải Dương học

Cơ quan chủ quản:

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

TS. Hoàng Xuân Bền

Lĩnh vực nghiên cứu:

Khoa học xã hội

Thời gian bắt đầu:

09/2015  

Thời gian kết thúc:

09/2018

Ngày được nghiệm thu chính thức:

27/09/2018

Giấy đăng ký KQ số:

04/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

07/05/2019

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Kết quả của nhiệm vụ là cơ sở khoa học trong việc phục hồi rạn san hô và nguồn lợi sinh vật rạn ở khu Bảo tồn biển Lý Sơn góp phần bảo tồn bền vững hệ sinh thái rạn san hô. Tạo cơ sở khoa học vững chắc cho việc triển khai ứng dựng mô hình phục hồi san hô cho một số khu bảo tồn hoặc các doanh nhiệp có liên quan đến các loại hình khai thác du lịch biển bền vững.

Hiệu quả kinh tế:

Kết quả của nhiệm vụ có ý nghĩa làm cơ sở khoa học để xây dựng các kê hoạch quản lý và phát triển kinh tế xã hội trong Khu Bảo tồn biển Lý Sơn. Sự thành công của mô hình phục hồi rạn san hô ở Lý Sơn góp phần tái tạo lại đa dạng sinh học cho môi trường biển, cải thiện chất lượng môi trường và tăng khả năng phục hồi nguồn lợi đặc biệt là những nguồn lợi có giá trị kinh tế cao.

Trạng thái:

Ứng dụng

14.

Tên nhiệm vụ:

Nghiên cứu hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật trong thanh, thiếu niên ở tỉnh Quảng Ngãi.

 

Loại hình nhiệm vụ:

 Đề tài khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Công an tỉnh Quảng Ngãi

Cơ quan chủ quản:

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

TS. Trương Binh

Lĩnh vực nghiên cứu:

Khoa học xã hội

Thời gian bắt đầu:

12/2016  

Thời gian kết thúc:

12/2018

Ngày được nghiệm thu chính thức:

27/12/2018

 

Giấy đăng ký KQ số:

02/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

22/02/2019

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Tiếp tục củng cố, duy trì, nhân rộng mô hình: “Thanh niên phòng, chống tội phạm; 15 Câu lạc bộ “Thanh niên với pháp luật”; 14 Câu lạc bô Thanh niên phòng, chống ma túy”. Các thành viên tình nguyện viên trong các Câu lạc bộ đều tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phòng, chống ma túy với nhiều hình thức phong phú tại địa phương, đơn vị nơi mình công tác, sinh hoạt. Hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến trong công tác phòng, chống tội phạm: 75 mô hình (xây dựng mới 39 mô hình, nhân rộng 36 mô hình), nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, góp phần tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

Hiệu quả kinh tế:

Đề tài đã cung cấp các luận cứ khoa học để Công an tỉnh Quảng Ngãi và các Sở, ngành, địa phương nghiên cứu đề xuất, triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng ngừa, ngăn chặn hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật trong thanh, thiếu niên; xây dựng các chiến lược, chương trình phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; các phương án, kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn thanh, thiếu niên phạm tội, vi phạm pháp luật.

Trạng thái:

Ứng dụng

15.

Tên nhiệm vụ:

Thử nghiệm công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) tại Quảng Ngãi

 

Loại hình nhiệm vụ:

 Đề tài khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi

Cơ quan chủ quản:

Sở Nông nghiệp và PTNT Tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

ThS. Nguyễn Hữu Thái

Lĩnh vực nghiên cứu:

Khoa học nông nghiệp

Thời gian bắt đầu:

08/2016  

Thời gian kết thúc:

08/2018

Ngày được nghiệm thu chính thức:

18/10/2018

Giấy đăng ký KQ số:

01/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

17/01/2019

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Mô hình thử nghiệm nuôi cá ngựa đen thương phẩm thực hiện tại xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ và xã An Hải, huyện Lý Sơn bước đầu mô hình đã cho được hiệu quả kinh tế tuy chưa cao nhưng đã tác động lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân vùng ven biển giúp họ từng bước chuyển đổi đối tượng nuôi phù hợp với tiềm năng phát triển của địa phương để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Hiệu quả kinh tế:

Tạo ra giống mới, giống cá ngựa đen tại tỉnh Quảng Ngãi. - Tạo nghề nuôi mới: Nuôi cá ngựa trong bể xi măng và trong lồng

Trạng thái:

Ứng dụng

16.

Tên nhiệm vụ:

Thiết kế và chế tạo máy cắt Plasma,Oxy CNC dạng trung bình

 

Loại hình nhiệm vụ:

 Đề tài khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất

Cơ quan chủ quản:

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

ThS.Nguyễn Tấn Tại

Lĩnh vực nghiên cứu:

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

Thời gian bắt đầu:

06/2017  

Thời gian kết thúc:

08/2018

Ngày được nghiệm thu chính thức:

24/10/2018

Giấy đăng ký KQ số:

08/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

20/11/2018

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Đề tài sau khi được nghiệm thu bàn giao đã ứng dụng vào công tác giảng dạy và thực tập của giảng viên và sinh viên các ngành cơ khí, Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất. Đề tài chỉ phục vụ giảng dạy và học tập, không chuyển giao công nghệ cho các đơn vị bên ngoài.

Hiệu quả kinh tế:

Đề tài chỉ dừng lại ở việc chế tạo thử nghiệm một máy cắt Plasma, Oxy CNC dạng trung bình nhằm phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất, nên chưa thể đánh giá những tác động về kinh tế xã hội và môi trường của kết quả nghiên cứu đem lại.

Trạng thái:

Ứng dụng

17.

Tên nhiệm vụ:

Xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi bò thành nghề sản xuất chính của nông hộ trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

 

Loại hình nhiệm vụ:

 Dự án khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã Đức Phổ

Cơ quan chủ quản:

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

CN. Nguyễn Thành Lưu; KS. Huỳnh Long

Lĩnh vực nghiên cứu:

402. Chăn nuôi

Thời gian bắt đầu:

06/2014  

Thời gian kết thúc:

06/2018

Ngày được nghiệm thu chính thức:

19/07/2018

Giấy đăng ký KQ số:

07/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

31/10/2018

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Chuyển giao 05 hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho 500 hộ tham gia dự án, sau đó tiếp tục chuyển giao cho tất cả hộ chăn nuôi trên địa bàn thị xã. - Mô hình chăn nuôi bò cái lai Zê bu sinh sản được ứng dụng tại 2 xã Phổ Nhơn và Phổ Phong, sau đó ứng dụng trên địa bàn 15 xã, phường của thị xã. - Mô hình nuôi thâm canh bê lai hướng thịt được ứng dụng cho tất cả các hộ chăn nuôi trên địa bàn thị xã. Xây dựng được 500 vườn cỏ năng suất cao giúp nông hộ chủ động nguồn thức ăn xanh và tạo nguồn giống tại chỗ để phát triển vườn cỏ thay thế các giống cỏ cũ kém năng suất.

Hiệu quả kinh tế:

Tổng thu nhập của nông hộ tham gia dự án đạt 10 tỷ đồng, mỗi hộ tham gia dự án đạt trên 20 triệu đồng/hộ/năm.

Trạng thái:

Ứng dụng

18.

Tên nhiệm vụ:

Hỗ trợ ứng dụng chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật điều trị trĩ bằng phương pháp LONGO tại tỉnh Quảng Ngãi

 

Loại hình nhiệm vụ:

 Dự án khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi

Cơ quan chủ quản:

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

TS.Nguyễn Đình Tuyến

Lĩnh vực nghiên cứu:

Khoa học y, dược

Thời gian bắt đầu:

06/2017 

Thời gian kết thúc:

05/2018

Ngày được nghiệm thu chính thức:

14/06/2018

Giấy đăng ký KQ số:

06/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

08/10/2018

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Phẫu thuật điều trị Trĩ bằng phương pháp Longo là kỹ thuật mới, tiên tiến trong lĩnh vực y học, có nhiều ưu điểm và dễ thực hiện. Được chuyển giao thành công cho các bệnh viện tuyến huyện.

Hiệu quả kinh tế:

: Phẫu thuật điều trị Trĩ bằng phương pháp Longo là một kỹ thuật mới, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, không có ảnh hưởng tác hại ô nhiễm, hay tác hại gì khác đến môi trường. Kết quả điều trị mang lại sinh lý cho bệnh nhân, cải thiện tình trạng đau, rỉ dịch, mất máu so với các phương pháp trước đây.

Trạng thái:

Ứng dụng

19.

Tên nhiệm vụ:

Thực nghiệm các giải pháp kỹ thuật trong canh tác tỏi ở huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi (canh tác tỏi không bổ sung đất, không thay cát)

 

Loại hình nhiệm vụ:

 Dự án khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam trung bộ

Cơ quan chủ quản:

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Thuộc chương trình:

Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

TS.Hồ Huy Cường

Lĩnh vực nghiên cứu:

4. Khoa học nông nghiệp

Thời gian bắt đầu:

06/2015  

Thời gian kết thúc:

09/2017

Ngày được nghiệm thu chính thức:

07/11/2017

Giấy đăng ký KQ số:

05/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

18/08/2018

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Kết quả của nhiệm vụ đã khuyến cáo cho huyện Lý Sơn áp dụng giải pháp canh tác tỏi theo phương thức mới là “Không bổ sung đất đỏ bazan và không thay cát san hô” để thay thế cho phương thức canh tác người dân Lý Sơn đang áp dụng là “Có bổ sung đất đỏ bazan và có thay cát san hô” như sau: Loại bỏ lớp cát cũ, cày xới lớp đất bazan từ vụ trước + che phủ thân xác thực vật (đã xử lý) + phân vô cơ + phân vi sinh FITO HUMIC + phun phân bón lá Rong biển SEAWEED – 95%. - Tiếp tục canh tác cơ cấu Tỏi - Hành - Hành ở những chân đất thấp, chủ động nước tưới và cơ cấu Tỏi - Lạc xen ngô ở những chân đất cao để đảm bảo vừa thích ứng với tình trạng thiếu nước tưới, vừa thu thân xác lạc, ngô để làm vật liệu che phủ cho tỏi và hành thay cho cát san hô. Kết quả của đề tài sau khi được nghiệm thu đã được giao nộp đầy đủ các sản phẩm về cơ quan quản lý nhiệm vụ là Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi để cho các hoạt động tiếp theo là chuyển giao đến các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh như: Trung tâm giống cây trồng và vật nuôi, Phòng Kinh tế và Hạ tầng cơ sở huyện Lý Sơn, Trạm khuyến nông huyện, Hội sản xuất, kinh doanh và chế biến hành tỏi Lý Sơn và nông dân cũng như phục vụ cho hoạt động xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển sản xuất tỏi Lý Sơn theo hướng an toàn, hiệu quả và bền vững.

Hiệu quả kinh tế:

Kết quả của đề tài đã góp phần xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp và phát triển nền nông nghiệp bền vững ở huyện đảo Lý Sơn. - Nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất nhờ giảm chi phí đầu vào, lãi thuần thu được ở phương thức mới đạt 219,4 triệu đồng/ha, cao hơn so với mô hình đối chứng là 20,7 triệu đồng/ha. Kết quả của đề tài khi được ứng dụng sẽ góp phần làm giảm thiểu hiện tượng xói mòn đất canh tác, cải thiện môi trường sinh thái, đặc biệt là bảo vệ được sườn núi và các bãi cát ngầm san hô.

Trạng thái:

Ứng dụng

20.

Tên nhiệm vụ:

Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại Hợp tác xã nông nghiệp Đức Vĩnh, xã Đức Phú, huyện Mộ Đức

 

Loại hình nhiệm vụ:

 Dự án khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

UBND huyện Mộ Đức

Cơ quan chủ quản:

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

CN. Ngô Văn Thanh

Lĩnh vực nghiên cứu:

4. Khoa học nông nghiệp

Thời gian bắt đầu:

 

Thời gian kết thúc:

 

Ngày được nghiệm thu chính thức:

27/12/2017  

Giấy đăng ký KQ số:

04/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

08/08/2018

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Từ những hiệu quả kinh tế, xã hội nêu trên đã mở ra hướng sản xuất mới cho sản xuất nông nghiệp, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế hợp tác kiểu mới hiện nay tại HTX nông nghiệp Đức Vĩnh, xã Đức Phú và đã được ứng dụng và nhân rộng các mô hình chuyển đổi qua các địa phương vùng lân cận trên địa bàn huyện Mộ Đức đạt diện tích cụ thể qua từng năm 2019: 305,7ha chuyển lúa sang cây trồng cây lạc 209ha. ngô 50,4ha; năm 2020: 350ha lạc, ngô và rau các loại; năm 2021 350ha lạc. ngô. mè... Trong đó trồng ngô sinh khối cung cấp cho Trang trại Bò sữa Vinamilk với diện tích 114ha.

Hiệu quả kinh tế:

Thông qua kết quả mô hình giúp người dân biết khai thác tài nguyên đất đai một cách hợp lý, thay đổi tập quán canh tác theo phương thức cũ; góp phần giải quyêt việc làm cho người dân địa phương; từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Gia tăng giá trị sản phẩm cho cây lấy dầu (lạc, mè) bằng chế biến dầu ăn kết hợp chăn nuôi thông qua cơ sở chế biến dầu ăn. Giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả đồng vốn bằng cách áp dụng kỷ thuật /công nghệ mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương, từ đó hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất. Góp phần củng cố nguồn lực về con người, trang thiết bị của HTX Dịch vụ nông nghiệp Đức Vĩnh để làm dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, tạo ra sản phẩm mới, từng bước hình thành chuỗi liên kêt tiêu thụ sản phâm cho xã viên.

Trạng thái

Ứng dụng

Tin liên quan

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 898

Tổng số lượt xem: 4273955