Truy cập nội dung luôn

Hội đồng đánh giá thuyết minh đề cương giao trực tiếp nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2020 (đợt 2).

13/02/2020 16:56    444

Thực hiện Quyết định số 133/QĐ-UBND ngày 30/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt danh mục các đề tài, dự án khoa học và công nghệ (KH&CN) triển khai thực hiện năm 2020 (đợt 2), sáng ngày 13/2/2020, Sở KH&CN tổ chức họp Hội đồng đánh giá thuyết minh đề tài “Xây dựng mô hình trồng, bảo tồn và phát triển cây Sâm bảy lá một hoa (Thất diệp nhất chi hoa) tại 3 huyện (Sơn Tây, Ba Tơ, Trà Bồng) tỉnh Quảng Ngãi” và đề tài “Nghiên cứu thực nghiệm mô hình trồng và tiêu thụ tam thất, ấu tẩu ở một số huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi” được giao trực tiếp choCông ty cổ phần VietRAP đầu tư thương mại Hà Nội chủ trì thực hiện.

Với đề tài “Xây dựng mô hình trồng, bảo tồn và phát triển cây Sâm bảy lá một hoa (Thất diệp nhất chi hoa) tại 3 huyện (Sơn Tây, Ba Tơ, Trà Bồng) tỉnh Quảng Ngãi”, m ục tiêu là bảo tồn và phát triển cây dược liệu Sâm bảy lá có giá trị tại Quảng Ngãi, giúp lưu giữ nguồn gen thực vật quý hiếm và tạo sinh kế cho người dân từ việc tài nguyên bản địa; xây dựng mô hình trồng, bảo tồn nguồn gen và phát triển cây Sâm bảy lá tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, tạo sinh kế cho người dân từ việc tài nguyên bản địa; xây dựng mô hình liên kết trong việc trồng, sơ chế và bao tiêu sản phẩm hàng hóa từ cây Sâm bảy lá theo hướng hàng hóa trên địa bàn 3 huyện (Sơn Tây, Ba Tơ, Trà Bồng) tỉnh Quảng Ngãi theo chuỗi giá trị bền vững.      

Sản phẩm yêu cầu với đề tài là danh mục các loại Sâm bảy lá tại Quảng Ngãi; đặc điểm phân bố, sinh thái, trữ lượng Sâm bảy lá có giá trị tại Quảng Ngãi. Lựa chọn loài có giá trị để phát triển; vườn bảo tồn (sưu tập một số loài cùng chi Sâm bảy lá và bảo tồn, lưu giữ nguồn gen các loại phân bố tự nhiên tại Quuảng Ngãi), vườn giống (500m2) gồm: nhân giống, tạo nguồn, chăm sóc cây giống trước khi trồng tại các mô hình; 02 mô hình với quy mô 1.000 m2, trồng 10.000 cây Sâm bảy lá theo các điều kiện khác nhau (dưới tán rừng, trong vườn hộ) tại 3 huyện (Sơn Tây, Ba Tơ, Trà Bồng) tỉnh Quảng Ngãi từ nguồn cây di thực vật và cây có phân bố tự nhiên tại địa phương; báo cáo đánh giá quá trình sinh trưởng, phát triển, hiệu quả bước đầu của Sâm bảy lá khi trồng trong các điều kiện khác nhau; tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, ươm giống, trồng, châm sóc Sâm bảy lá; đào tạo 10 kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn kỹ thuật cho 100 nông dân; 02 bài báo khoa học được công bố trên các tập chí chuyên ngành; phim tư liệu phản ánh kết quả quá trình thực hiện đề tài và báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện.

 

 

    ​ co-quan-chu-tri.jpg Đại diện Công ty cổ phần VietRAP đầu tư thương mại Hà Nội báo cáo thuyết minh đề cương tại cuộc họp. Với đề tài “Nghiên cứu thực nghiệm mô hình trồng và tiêu thụ Tam thất, Ấu tẩu ở một số huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi”. Sau khi nghe báo cáo thuyết minh đề cương, giải trình các luận cứ khoa học và thảo luận, đánh giá của các đại biểu tại cuộc họp, Hội đồng KH&CN tỉnh đã thống nhất loại bỏ, không thực hiện trồng, nhân rộng đối với cây dược liệu Ấu tẩu. (Ấu tẩu c ó tên khoa học là Aconitum fortunei, thuộc họ mao lương Ranunculaceae được xếp vào danh sách thuốc độc bảng A, nhưng cũng là một vị thuốc quý đứng thứ 4 trong "tứ đại danh dược" (sâmnhungquế, phụ) sau khi được bào chế cẩn thận). Qua đó, đề tài được xác định mục tiêu là đánh giá đúng khả năng sinh trưởng, phát triển và hiệu quả cây dược liệu Tâm thất làm cơ sở cho việc sản xuất, phục vụ phát triển kinh tế cho các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi; xây dựng mô hình liên kết trong việc trồng, sơ chế và bao tiêu sản phẩm hàng hóa từ cây dược liệu Tam thất.    

Kết quả sản phẩm của đề tài là báo cáo kết quả điều tra khảo sát lựa chọn vùng trồng thực nghiệm; 03 mô hình trồng Tam thất tại các điều kiện khác nhau (dưới tán rừng, trong vườn hộ, nhà lưới tập trung). Quy mô 1.000 m2; trồng 10.000 cây di thực từ miền Bắc. Cây giống thử nghiệm đủ từ 1 năm tuổi và cây giống gieo từ hạt; báo cáo đánh giá quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả của cây Tam thất; tài liệu hướng dẫn kỹ thuật ươm giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm từ cây Tam thất; đào tạo 12 kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn cho 200 hộ dân; 02 bài báo được công bố, phim tư liệu và báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nghiên cứu.

     

Từ xác định mục tiêu, sản phẩm cũng như các nội dung, giải pháp nghiên cứu thực hiện của 02 đề tài, Hội đồng KH&CN tỉnh đã đồng ý giao trực tiếp cho Công ty cổ phần VietRAP đầu tư thương mại Hà Nội thực hiện trong thời gian là 30 tháng/01 đề tài. Đồng thời đề nghị cơ quan chủ trì, chủ nhiệm đề tài tiếp thu các ý kiến đóng góp của các thành viên tham dự Hội đồng và chỉnh sửa bổ sung, hoàn thành đầy đủ hồ sơ, thuyết minh đề cương nộp về Sở KH&CN để thẩm định kinh phí thực hiện theo quy định.

     

Văn Bình

   

Tin liên quan

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1089

Tổng số lượt xem: 4283776