Truy cập nội dung luôn

Nghiệm thu kết quả dự án “Ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất bưởi da xanh và chuối mốc theo hướng hàng hóa tại huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi”

23/08/2023 13:49    305

Quang cảnh buổi nghiệm thu.

Sáng ngày 23/8/2023, Sở KH&CN đã tổ chức tư vấn đánh giá, nghiệm thu dự án ủy quyền địa phương quản lý thuộc Chương trình Nông thôn miền núi “Ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất Bưởi da xanh và Chuối mốc theo hướng hàng hóa tại huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi” do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sơn Tây chủ trì thực hiện và ThS. Phạm Hồng Khuyến làm Chủ nhiệm dự án.

Mục tiêu của dự án nhằm ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất Bưởi da xanh đạt tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 10 ha đạt năng suất 2 - 3 tấn/ha/năm ở giai đoạn bắt đầu cho trái và 8,0 tấn/ha ở giai đoạn kinh doanh; Chuối mốc 05 ha, năng suất đạt 35,0 tấn/ha/năm; Chế biến chuối sấy dẻo công suất 200 kg chuối nguyên liệu/ngày đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao thu nhập cho người dân vùng núi huyện Sơn Tây; Hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái (Bưởi da xanh và Chuối mốc) tại huyện Sơn Tây; Nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác Bưởi da xanh, kỹ thuật canh tác và chế biến Chuối mốc cho cán bộ cơ sở và các hộ dân trong vùng dự án.ThS. Phạm Hồng Khuyến – Chủ nhiệm Dự án báo cáo kết quả thực hiện tại Hội đồng nghiệm thu.

ThS. Phạm Hồng Khuyến – Chủ nhiệm Dự án báo cáo kết quả thực hiện tại Hội đồng nghiệm thu.

Sau hơn 40 tháng thực hiện, cơ quan chủ trì và chủ nhiệm dự án đã tiến hành khảo sát phẫu diện đất, lấy mẫu, nước, phân tích mẫu đất và nước để chọn địa điểm triển khai các mô hình trồng và thâm canh bưởi da xanh và chuối mốc; biên soạn và hoàn thiện các hướng dẫn kỹ thuật gồm: kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi Da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP; trồng và chăm sóc Chuối mốc theo tiêu chuẩn VietGAP; quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đối với cây Bưởi da xanh; quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đối với cây chuối mốc; tưới nước tiết kiệm cho bưởi da xanh theo phương pháp Minipan; bón phân cho bưởi da xanh qua hệ thống tưới phun mưa; thu hái, sơ chế và bảo quản chuối mốc; chế biến chuối mốc bằng phương pháp sấy dẻo. Trên cơ sở các hướng dẫn kỹ thuật đã biên soạn, Cơ quan hỗ trợ ứng dụng công nghệ đã tiến hành chuyển giao cho các cán bộ kỹ thuật của dự án thông qua hình thức đào tạo, hướng dẫn đào tạo kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn kỹ thuật cho nông dân trong và ngoài vùng dự án về những nội dung công nghệ để thực hiện xây dựng các mô hình dự án; Xây dựng mô hình tổ hợp tác sản xuất bưởi da xanh và chuối mốc; Thiết lập mối liên kết giữa Doanh nghiệp - Chính quyền địa phương (huyện và xã) – Tổ hợp tác - Nông dân để phát triển sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ Chuối mốc và bưởi Da Xanh; Xây dựng mô hình trồng mới bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng quy mô của mô hình là 07ha tại xã Sơn Liên và xã Sơn Bua; Xây dựng mô hình thâm canh bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô của mô hình 3,0ha tại xã Sơn Bua; Xây dựng mô hình thâm canh chuối mốc theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng quy mô của dự án là 5,0 ha tại xã Sơn Liên; Xây dựng mô hình máy sấy chuối dẻo hộ gia đình; đào tạo kỹ thuật viên cơ sở cho 10 học viên theo kế hoạch của dự án; phối hợp với UBND các xã Sơn Liên, Sơn Bua tổ chức 09 lớp tập huấn kỹ thuật với số người tham gia là 450 lượt người.

Hội đồng nghiệm thu kiểm tra thực tế tại mô hình thâm canh Bưởi tại xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây

Hội đồng nghiệm thu kiểm tra thực tế tại mô hình thâm canh Bưởi tại xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây

Theo đánh giá của chủ nhiệm dự án và cơ quan chủ trì, Dự án đã làm thay đổi nhận thức của người dân khi tham gia trồng bưởi da xanh và chuối mốc quy mô lớn, chuyển từ tư duy làm nhỏ lẻ, làm đủ ăn sang làm quy mô lớn và sản xuất thành hàng hoá, thay đổi trong suy nghĩ của người dân về chọn đối tượng cây trồng hàng hoá áp dụng nhiều kỹ thuật phức tạp mà mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp từ thiết kế vườn đồi, các biện pháp canh tác, các biện phòng trừ sâu bệnh để tạo cây trồng khoẻ mạnh, sử dụng thuốc BVTV tổi thiểu.

Hiệu quả kinh tế đem lại trong kỳ dự án với lãi ròng đối với mô hình thâm canh bưởi da xanh và chuối mốc là 776,9 triệu đồng, mô hình chuối sấy dẻo hộ gia đình là 12 triệu đồng.

Thành viên Hội đồng nghiệm thu đánh giá kết quả thực hiện đề tài.

Thành viên Hội đồng nghiệm thu đánh giá kết quả thực hiện đề tài.

TS. Nguyễn Thị Ngọc Trúc (bên trái), Viện Cây ăn quả miền Nam - Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu.

TS. Nguyễn Thị Ngọc Trúc (bên trái), Viện Cây ăn quả miền Nam - Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu.

Kết quả đạt được của dự án góp phần chứng minh cho nông dân trực tiếp tham gia hoặc vùng lân cận thấy được hiệu quả sản xuất bưởi da xanh và chuối mốc theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Sơn Liên và Sơn Bua khi ứng dụng đồng bộ các giải pháp về khoa học công nghệ, tổ chức liên kết với doanh nghiệp theo tiêu chuẩn chế biến, bảo quản phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, qua đó thay đổi dần nhận thức của người nông dân trong canh tác, sản phẩm đầu ra được ổn định, giảm thiểu áp lực việc di cư lao động tự do từ vùng nông thôn đến thành thị và góp phần ổn định dân sinh và kinh tế - xã hội vùng dự án; Toàn bộ diện tích canh tác bưởi da xanh và chuối mốc đã được cấp chứng chỉ VietGAP do vậy không ảnh hưởng ô nhiễm môi trường; Các vùng canh tác bưởi da xanh và chuối mốc đều nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây ăn quả của địa phương, không thuộc vùng đệm của rừng, không xâm lấn vào rừng phòng hộ, rừng đặc dụng nên không ảnh hưởng đến môi trường; Các biện pháp canh tác đều khuyến khích người dân tủ xác thực vật, chỉ phát cỏ dại chứ không xới cỏ dại nên không gây xói mòn đất, hạn chế sạt lở và không ảnh hưởng đến môi trường; kết quả dự án có khả năng duy trì, phát triển và nhân rộng ở huyện Sơn Tây và các địa phương có điều kiện tương tự trên địa bàn tỉnh…

Với kết quả đạt được, Dự án đã được Hội đồng nghiệm thu với kết quả đánh giá đạt loại Khá.

Quốc Dương

Tin liên quan

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1273

Tổng số lượt xem: 4244867