Truy cập nội dung luôn

Thông tin kết quả ứng dụng nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2022

21/09/2022 16:23    172

Thông tin chung (Áp dụng đối với: Đề tài - Dự án khoa học và công nghệ)

THÔNG TIN KẾT QUẢ ỨNG DỤNG NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

1.

 

Tên nhiệm vụ:

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp khắc phục các nhược điểm của tường xây bằng gạch xi măng cốt liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

 

Loại hình nhiệm vụ:

Đề tài khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng

Cơ quan chủ quản:

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

PGS.TS. Trần Quang Hưng

Lĩnh vực nghiên cứu:

3. Kỹ thuật và công nghệ

Thời gian bắt đầu:

09/2018  

Thời gian kết thúc:

06/2020

Ngày được nghiệm thu chính thức:

25/08/2020

Giấy đăng ký KQ số:

01/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

19/02/2021

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

- Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và các yêu cầu kỹ thuật đối với gạch xi măng cốt liệu: chỉ dẫn và đề xuất công tác chế tạo, bảo dưỡng, kiểm tra chất lượng gạch xi măng cốt liệu cho các doanh nghiệp sản xuất, giúp các nhà quản lí kiểm soát chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào công trình.

- Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và các yêu cầu kỹ thuật đối với vữa xây và vữa tô tường sử dụng gạch không nung xi măng cốt liệu: các nhà thầu trên địa bàn áp dụng để chế tạo vữa xây phù hợp với tường xây bằng gạch xi măng cốt liệu.

- Hướng dẫn kỹ thuậtthi công và bảo dưỡng tường xây sử dụng gạch không nung xi măng cốt liệu: các nhà thầu trên địa bàn áp dụng để thi công và bảo dưỡng tường xây bằng gạch xi măng cốt liệu, giúp khắc phục các hiện tượng nứt, thấm.

- Hướng dẫn kỹ thuật thiết kế tường sử dụng gạch không nung xi măng cốt liệu: các đơn vị tư vấn thiết kế trên địa bàn áp dụng để thiết kế các biện pháp kỹ thuật hợp lý khi xây bằng gạch xi măng cốt liệu, giúp khắc phục các hiện tượng nứt, thấm.

Hiệu quả kinh tế:

Các giải pháp kỹ thuật đề xuất có tính khả thi cao, chi phí không thay đổi nhiều so với công tác xây tường truyền thống. Giải pháp được áp dụng đã khắc phục được các nhược điểm của tường xây gạch xi măng cốt liệu, trong đo hiện tượng nứt tường là trọng tâm nhất, giúp đảm bảo chất lượng công trình, giảm chi phí sửa chữa bảo hành cho nhà thầu, tránh kéo dài thời gian thi công. Các sản phẩm ứng dụng cũng giúp chủ trương sử dụng gạch xây không nung được người dân và doanh nghiệp tin tưởng, tiếp tục sử dụng; các đơn vị quản lý có phương hướng để quản lý chất lượng tường xây bằng vật liệu không nung.

Trạng thái:

Ứng dụng

 

2.

 

Tên nhiệm vụ:

Điều tra, đánh giá nguồn lợi cá dìa và xây dựng qui trình ương cá dìa từ cỡ hạt dưa lên cá giống trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

 

Loại hình nhiệm vụ:

Đề tài khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi

Cơ quan chủ quản:

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

KS.Nguyễn Ngọc Tài

Lĩnh vực nghiên cứu:

405. Thuỷ sản

Thời gian bắt đầu:

08/2018  

Thời gian kết thúc:

08/2020

Ngày được nghiệm thu chính thức:

06/11/2020

Giấy đăng ký KQ số:

 02/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

12/03/2021

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi đã tham mưu tích cực cho Sở để chỉ đạo kịp thời các địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và khai thác nguồn lợi cá dìa trên địa bàn tỉnh. Song song với nhiệm vụ quản lý nguồn lợi, Trung tâm đã tích cực trong việc đề ra các chương trình phát triển nguồn lợi nhằm tăng sản lượng nuôi trồng hạn chế việc khai thác nguồn trong tự nhiên. 

Hiệu quả kinh tế:

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi đã kịp thời xây dựng một số mô hình liên quan đến ương và nuôi cá dìa để nhân rộng trên toàn tỉnh theo kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2023. Năm 2021, Trung tâm thực hiện 2 mô hình ương và nuôi ghép cá dìa với tôm trong ao tại 2 điểm: - Xã Nghĩa Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi - Xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi Nông dân tham gia thực hiện mô hình sẽ được hỗ trợ 50% kinh phí về mua con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất từ ngân sách nhà nước, mô hình được thực hiện với quy mô 4.500 m2 (trong đó: ao nuôi của ông Lê Văn Mãnh là 2.500 m2 và bà Lê Thị Lành là 2.000 m2). Thả nuôi 270.000 con tôm giống (mật độ 60 con/m2) và 4.500 con cá dìa (mật độ 1 con/m2). Các mô hình triển khai đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Kích cỡ tôm thu được bình quân: 80 con/kg; cá dìa: 300 g/con. Các hộ đều thu có lãi.

Trạng thái:

Ứng dụng

 

3.

 

Tên nhiệm vụ:

Nghiên cứu, lưu giữ, bảo tồn nguồn gen giống cây quế bản địa Trà Bồng tại Quảng Ngãi và đánh giá kết quả bảo tồn.

 

Loại hình nhiệm vụ:

Đề tài khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi

Cơ quan chủ quản:

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

KS. Trần Kim Ngọc

Lĩnh vực nghiên cứu:

4. Nông nghiệp

Thời gian bắt đầu:

11/2015         

Thời gian kết thúc:

11/2020

Ngày được nghiệm thu chính thức:

29/12/2020

Giấy đăng ký KQ số:

03/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

19/05/2021

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

- Thu thập, tuyển chọn cây giống Quế bản địa Trà Bồng (cây trội) phục vụ cho công tác tạo giống trồng 10,0 ha rừng giống quế nhằm lưu giữ, bảo tồn, phát triển và khai thác nguồn gen quý.

- Bổ sung thêm cơ sở khoa học để hoàn thiện hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh từ khâu chọn điều kiện lập địa, chọn cây giống, kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng ...với việc áp dụng kiến thức bản địa của người dân kết hợp với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

- Việc xây dựng kỹ thuật nhân giống, lưu giữ bảo tồn giống Quế bản địa Trà Bồng sẽ là đóng góp mới về mặt khoa học cho việc phát triển rừng quế của tỉnh.

Hiệu quả kinh tế:

- Cung cấp nguồn giống tạo ra sản phẩm vỏ Quế và tinh dầu Quế có chất lượng cao, nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng Quế góp phần tăng thu nhập cho người nông dân trồng Quế.

- Nâng cao kiến thức cho người dân trồng Quế và có ý thức trong lưu giữ bảo tồn giống Quế bản địa Trà Bồng, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người nông dân.

- Nâng cao độ che phủ của rừng, thông qua hoạt động trồng Quế, Góp phần vào công tác bảo tồn giống Quế bản địa đang có nguy cơ bị thu hẹp nói riêng và bảo tồn đa dạng sinh học rừng nói chung.

Trạng thái:

Ứng dụng

4.

Tên nhiệm vụ:

Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý tỏi Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

 

Loại hình nhiệm vụ:

Dự án khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

UBND huyện Lý Sơn

Cơ quan chủ quản:

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

ThS. Phạm Thị Hương

Lĩnh vực nghiên cứu:

4. Khoa học nông nghiệp

Thời gian bắt đầu:

12/2018

Thời gian kết thúc:

12/2020

Ngày được nghiệm thu chính thức:

30/12/2020

Giấy đăng ký KQ số:

04/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

24/06/2021

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Kết quả của dự án là hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến quy định về tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng, kiểm soát chất lượng củ tỏi Lý Sơn mang chỉ dẫn địa lý được cơ quan có thẩm quyền (UBND huyện Lý Sơn) ban hành đảm bảo tính pháp quy trong việc áp dụng của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và giấy chứng nhận bảo hộ sản phẩm tỏi Lý Sơn do đó không triển khai mô hình mà chỉ áp dụng vào công tác quản lý và phát triển sản phẩm thông qua việc hướng dẫn, cấp giấy chứng nhận và kiểm soát sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Đến nay đã tiếp nhận 12 hồ sơ đăng ký, tuy nhiên hiện tại huyện đang xây dựng truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ Bloochain. Vì vậy, khi hoàn thanh truy xuất nguồn gốc sẽ kết hợp với chỉ dẫn địa lý, cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức, cá nhân thực hiện.

Hiệu quả kinh tế:

Đã mang lại hiệu quả xã hội rất lớn đó là bảo vệ và phát triển danh tiếng đặc sản tỏi Lý Sơn, hạn chế giả mạo trong thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ổn định sản xuất, nâng cao đời sống của người dân trồng, chế biến, kinh doanh tỏi, góp phần thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về Tam nông (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) và các chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, Xóa đói giảm nghèo bền vững nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo nói chung.

Trạng thái:

Ứng dụng

5.

Tên nhiệm vụ:

Nghiên cứu xác định thành phần dinh dưỡng từ các bộ phận cây lá gai xanh (Boehmeria spp.) để làm cơ sở cho việc chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc và phân hữu cơ vi sinh

 

Loại hình nhiệm vụ:

Để tài khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Trường Đại học Phạm Văn Đồng

Cơ quan chủ quản:

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

TS. Lê Hoàng Duy

Lĩnh vực nghiên cứu:

4. Khoa học nông nghiệp

Thời gian bắt đầu:

12/2018  

Thời gian kết thúc:

12/2020

Ngày được nghiệm thu chính thức:

30/12/2020

Giấy đăng ký KQ số:

05/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

25/06/2021

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Đề tài được ứng dụng trong nghiên cứu khoa học về thực vật học ở Việt Nam, bổ sung dữ liệu vào dược điển Việt Nam, đồng thời là cơ sở dữ liệu cho các công trình nghiên cứu về dược học, hóa học, sinh học, nông lâm,... trong nước và quốc tế. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu dinh dưỡng, các chỉ tiêu hóa học, hoạt tính sinh học của các bộ phận cây lá gai xanh đóng góp thêm dữ liệu khoa học cho các chuyên ngành và là cơ sở khoa học quan trọng để định hướng phát triển các dòng sản phẩm ứng dụng từ cây lá gai xanh

Hiệu quả kinh tế:

 

Trạng thái:

Ứng dụng

6.

Tên nhiệm vụ:

Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng vùng chuyên canh lạc (đậu phộng) trên đất lúa và màu kém hiệu quả theo chuỗi giá trị tại xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, Tỉnh Quảng Ngãi

 

Loại hình nhiệm vụ:

Dự án khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Sơn Tịnh

Cơ quan chủ quản:

UBND tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

KS. Huỳnh Ngọc Tuấn

Lĩnh vực nghiên cứu:

40103. Cây lương thực và cây thực phẩm

Thời gian bắt đầu:

07/2019 

Thời gian kết thúc:

06/2021

Ngày được nghiệm thu chính thức:

09/08/2021

Giấy đăng ký KQ số:

06/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

13/10/2021

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Phối hợp với HTX DVNN Tịnh Thọ tổ chức ứng dụng kết quả chuyển giao kỹ thuật thâm canh lạc trên đất lúa và màu kém hiệu quả trên địa bàn xã Tịnh Thọ. Kế hoạch vụ Đông Xuân 2021-2022 thực hiện 50 ha. Hiện nay, đã thông báo cho hộ dân đăng ký để cung ứng các loại giống lạc L14, LDH.01 và LDH.09

Hiệu quả kinh tế:

Qua 3 vụ xây dựng mô hình (ĐX 2019-2020, HT 2020 và ĐX 2020-2021), chúng tôi thu được những kết quả như sau:

- Về năng suất: Với tổng sản lượng lạc vỏ thu được của dự án là 296,0 tấn trên tổng diện tích sản xuất là 80 ha thì năng suất quả khô bình quân của dự án đạt 37,0 tạ/ha, đảm bảo được mục tiêu của dự án (từ 30-45 tạ/ha).

- Về hiệu quả kinh tế: Lãi ròng từ 1 ha sản xuất lạc trong mô hình đạt từ 36,43-58,06 triệu đồng/ha/vụ, tăng từ 2,0-2,1 lần so với phương thức trồng lạc truyền thống và từ 3,4-10,2 lần so sản xuất lúa tại địa phương.

- Xây dựng nhãn hiệu tập thể “Dầu lạc Tịnh Thọ”: HTX DVNN Tịnh Thọ đã lập các thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể “Dầu lạc Tịnh Thọ” nộp cho Cục Sở hữu Trí Tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ và đã được Cục Sở hữu Trí Tuệ cấp Giấy chứng nhận số 383934 theo Quyết định số: 27878/QĐ-SHTT do Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ ký ngày 08 tháng 04 năm 2021.

- Trong 2 năm thực hiện mô hình (2020-2021), dự án đã thực hiện ép được 95.500 kg lạc vỏ với sản lượng dầu đạt là 32.196 lít, tăng 91,0% về quy mô và 84,0% về sản lượng dầu so với mục tiêu của dự án đề ra (50 tấn lạc vỏ và 17.500 lít dầu).

Trạng thái:

Ứng dụng

7.

Tên nhiệm vụ:

Nghiên cứu chế tạo thiết bị hỗ trợ tập phục hồi chức năng chi dưới

 

Loại hình nhiệm vụ:

Đề tài khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

 Trường Đại học Phạm Văn Đồng

Cơ quan chủ quản:

UBND tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

ThS. Đào Minh Đức

Lĩnh vực nghiên cứu:

3. Kỹ thuật và công nghệ

Thời gian bắt đầu:

06/2017   

Thời gian kết thúc:

12/2020

Ngày được nghiệm thu chính thức:

31/12/2020

Giấy đăng ký KQ số:

07/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

13/10/2021

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Hiện nay, đề tài đang tiến hành đánh giá hiệu quả điều trị cho bệnh nhân tại bệnh viện Đa khoa Trung Ương Quảng Nam

Hiệu quả kinh tế:

Sử dụng thiết bị tập phục hồi chức năng sẽ tiết kiệm chi phí điều trị đối với người bệnh.

Trạng thái:

Ứng dụng

8.

Tên nhiệm vụ:

Ứng dụng khoa học công nghệ cải tạo đàn trâu địa phương bằng phương pháp Thụ tinh nhân tạo với giống trâu Murrah

 

Loại hình nhiệm vụ:

Dự án khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Chi cục Chăn nuôi thú y

Cơ quan chủ quản:

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

ThS.Đỗ Văn Chung

Lĩnh vực nghiên cứu:

402. Chăn nuôi

Thời gian bắt đầu:

09/2018  

Thời gian kết thúc:

09/2021

Ngày được nghiệm thu chính thức:

07/10/2021

Giấy đăng ký KQ số:

 08/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

 12/11/2021

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Dự án đã xây dựng 5 Hướng dẫn kỹ thuật về: Kỹ thuật TTNT trâu và biện pháp nâng cao tỷ lệ thụ thai trong TTNT trâu; Kỹ thuật chăn nuôi sinh sản và Kỹ thuật chăm sóc nghé con; Kỹ thuật trồng các giống cỏ năng suất cao; Một số bệnh truyền nhiễm và sản khoa thường gặp ở trâu và phương pháp phòng trị để nâng cao sức sinh sản của trâu; Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi trâu thâm canh: Kỹ thuật vỗ béo trâu loại thải và nghé cho các huyện Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Đức Phổ và Nghĩa Hành. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định 750/QĐ-UBND ngày 13/06/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch Cải tiến nâng cao tầm vóc đàn trâu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2022 – 2025 với tổng kinh phí 10.000.000.000 đồng.

Hiệu quả kinh tế:

Năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nghé lai Murrah ở các hộ tham gia dự án có sự gia tăng đáng kể. Chênh lệch thu nhập giữa nghé lai Murrah và nghé nội lúc 12 tháng tuổi là 3.680.000 đồng/con và lúc 24 tháng tuổi là 9.000.000-10.000.000 đồng/con. Số trâu được phối giống có chửa bằng tinh trâu Murrah trong dự án là 260 con, chênh lệch thu nhập của các hộ tham gia dự án khi phối giống bằng tinh trâu Murrah so với nuôi trâu nội khoảng 956.800.000 đồng đến 2.470.000.000 đồng.

Trạng thái:

Ứng dụng

9.

Tên nhiệm vụ:

Nghiên cứu xác lập cơ cấu cây trồng hiệu quả trên đất cát ven biển tỉnh Quảng Ngãi.

 

Loại hình nhiệm vụ:

 Đề tài khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam trung bộ

Cơ quan chủ quản:

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

TS.Nguyễn Trường Giang

Lĩnh vực nghiên cứu:

4. Khoa học nông nghiệp

Thời gian bắt đầu:

09/2018  

Thời gian kết thúc:

09/2021

Ngày được nghiệm thu chính thức:

17/11/2021

Giấy đăng ký KQ số:

09/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

24/12/2021

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Kết quả đề tài đã xác định được đối tượng và cơ cấu cây trồng và kỹ thuật canh tác phù hợp đất cát biển tỉnh Quảng Ngãi, chuyển giao kết quả đề tài cho người dân địa phương nhằm khai thác sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất đai sẵn có, qua đó nâng sinh kế của người dân địa phương. Kết quả nghiên cứu của đề tài được chuyển giao cho sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND các huyện/thị xã ven biển tỉnh Quảng Ngãi phục vụ việc lập kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của vùng.

Hiệu quả kinh tế:

 

Trạng thái:

Ứng dụng

Tin liên quan

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1228

Tổng số lượt xem: 4273238