Truy cập nội dung luôn

UBND tỉnh làm việc với Sở Khoa học và Công nghệ để giải quyết vướng mắc của Trại nghiên cứu thực nghiệm và chuyển giao công nghệ.

23/07/2021 22:28    262

Chiều 23/07/2021, UBND tỉnh có buổi làm việc với Sở khoa học và Công nghệ, cùng lãnh đạo các sở, ngành chức năng của tỉnh để nghe báo cáo hoạt động của Trại nghiên cứu thực nghiệm và chuyển giao công nghệ, đồng chí Trần Phước Hiền- Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.

Trại nghiên cứu thực nghiệm và chuyển giao công nghệ (gọi tắt là Trại nghiên cứu) của Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ tỉnh Quảng Ngãi thuộc Sở Khoa học và Công nghệ có chức năng nghiên cứu ứng dụng, thực nghiệm và chuyển giao công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ phục vụ quản lý nhà nước và phát triển kinh tế cho người dân, tổ chức và các đơn vị khác.

Ngay từ khi thành lập và đi vào sử dụng năm 2013, Trại nghiên cứu được quy hoạch và đầu tư 05 phân khu chức năng trên tổng diên tích 16,7ha để thực hiện nhiệm vụ gồm Phân khu văn phòng; Phân khu chăn nuôi; Phân khu trồng trọt; Phân khu nấm và vi sinh; Phân khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Sở KH&CN báo cáo hoạt động của Trại nghiên cứu trong thời gian qua.

Trong hoạt động nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, Trại nghiên cứu đã thực hiện tiếp nhận và làm chủ các giải pháp kỹ thuật trong chăn nuôi lợn, gà trên nền chuồng bằng đệm lót sinh học, giúp phát trển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững hạn chế giảm thiểu ô nhiễm môi trường; chuyển giao công nghệ chăm sóc, thu hoạch, bảo quản nấm ăn và nấm dược liệu cho hàng trăm hộ dân trên địa bàn tỉnh; chuyển giao kỹ thuật và xây dựng mô hình nuôi lợn Kiềng Sắt cho đồng bao dân tộc tỉnh quảng Ngãi…

Hoạt động lưu giữ, bảo tồn, phát triển một số nguồn gen vật nuôi, cây trồng có nguồn gốc bản địa có giá trị kinh tế như: thực hiện thành công một số giải pháp kỹ thuật nuôi lợn Kiềng sắt, gà H’re bản địa phù hợp với điều kiện nuôi bán hoang dã. Hàng năm, Trại nghiên cứu phối hợp với các Trung tâm dịch vụ nông nghiệp của các huyện, Chương trình giảm nghèo Tây Nguyên, Tổ chức Tầm nhìn thế giới để chủ động hỗ trợ, cung cấp giống, hướng dẫn cho người đồng bào chăm sóc và phát triển chăn nuôi ở quy mô gia trại và trang trại. Đến nay, Trại nghiên cứu đã cung ứng cho các huyện miền núi từ 300- 400 con giống lợn Kiềng Sắt… Giống lợn này rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tăng thu nhập cho người dân ở các huyện miền núi của tỉnh.

Phát biểu của Phòng chuyên môn Sở KH&CN.

Ngoài ra, Trại nghiên cứu tập trung xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện sản xuất trong điều kiện thời tiết, khí hậu ở Quảng Ngãi như: xây dựng khu sản xuất bịch phôi nấm tập trung và hướng dẫn người dân cách nuôi trồng nấm, cung cấp bịch phôi cho người dân tiến hành sản xuất bán ra thị trường; xây dựng và chăm sóc 3 vườn cây ăn quả (chôm chôm java, bưởi da xanh, sầu riêng hạt lép) nhằm mục đích thực hiện bình tuyển cây đầu dòng và cung cấp nguồn giống cây ăn quả có chất lượng cho thị trường trong tỉnh. Hiện nay, đã bước đầu sơ tuyển chọn ra 50 cây sinh trưởng phát triển vược trội, sức kháng bệnh tốt để làm hồ sơ xét tuyển cây đầu dòng.

Tuy nhiên, hoạt động của Trại nghên cứu hiện nay chủ yếu là bảo tồn nguồn gen giống bản địa (lợn Kiềng Sắt, gà H’re) các vườn cây đầu dòng đang trong quá trình kiến thiết; nguồn thu hạn chế, trong khi đó Trại nghiên cứu được giao tự chủ về tài chính, dẫn đến thiếu nguồn lực, kinh phí để đầu tư hệ thống chuồng trại, vườn ươm, đặc biệt là thiếu kinh phí để khôi phục những công trình bị thiệt hại do bão số 9 năm 2020 gây ra. Bên cạnh đó, nhân lực có trình độ chuyên môn về trồng trọt, chăn nuôi-thú y, công nghệ sinh học còn thiếu dẫn đến hoạt động của Trại nghiên cứu hiện nay đang gặp nhiều khó khăn về tài chính và con người.

Phát biểu của lãnh đạo Sở NN&PTNT.

Tại buổi làm việc, các đại biểu tham dự thảo luận, trao đổi tháo gỡ vướng mắc. Để Trại nhiên cứu đi vào hoạt động có hiệu quả thì cần có sự đổi mới về mô hình tổ chức, cơ chế vận hành, bên cạnh các nhiệm vụ để phục vụ nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho người dân, cần phải có sự liên doanh, liên kết, hợp tác với bên ngoài để phát triển một số mô hình, loại hình phù hợp để tăng nguồn thu, đảm bảo một phần nguồn kinh phí tự chủ của đơn vị trong thời gian đến,…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền phát biểu kết luận tại buổi lam việc.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền phát biểu chỉ đạo.

Sau khi nghe báo cáo, thảo luận, trao đổi, kiến nghị của Sở Khoa học và Công nghệ, tâm tư, nguyện vọng của Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghê và ý kiến đề xuất phát triển Trại nghiên cứu trong thời gian tới của lãnh đạo các sở, ngành; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ phải làm rõ sự cần thiết của Trại nghiên cứu đối với tỉnh, đối với người dân, xã hội và nhiệm vụ quản lý nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay.

Trong trường hợp xác định sự tồn tại của Trại nghiên cứu là cần thiết, thì cần phải nêu rõ được các mô hình, cơ chế hoạt động của Trại nghiên cứu trong thời gian tới sẽ như thế nào, tổ chức nào thực hiện và do ai quản lý. Về tên thì cần thay đổi tên gọi như thế nào cho phù hợp với hoạt động của Trại nghiên cứu. Qua đó, cần phải tính toán đến vấn đề liên doanh, liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học về nhân lực, tài chính, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, học tập các mô hình tiên tiến… phát triển thêm các giống cây trồng, vật nuôi có lợi thế trong tỉnh để cung cấp cho Nhân dân, tạo nguồn thu ổn định, phục vụ nhu cầu phát triển cho đơn vị.

 

Văn Bình

Tin liên quan

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1989

Tổng số lượt xem: 4253187