Truy cập nội dung luôn

Thông tin kết quả ứng dụng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2023

06/11/2023 11:08    159

.

THÔNG TIN KẾT QUẢ ỨNG DỤNG NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2023

CẤP TỈNH

1.

 Tên nhiệm vụ:

Xây dựng vùng chuyên canh sản xuất củ hành tím đạt tiêu chuẩn VietGap tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn.

 

Loại hình nhiệm vụ:

Dự án khoa học và công nghệ

 

Tổ chức chủ trì:

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bình Sơn

 

Cơ quan chủ quản:

UBND huyện Bình Sơn

 

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

 

Đồng chủ nhiệm nhiệm vụ:

TS. Nguyễn Văn Đức – KS. Lê Đăng Khoa

 

Lĩnh vực nghiên cứu:

Nông nghiệp

 

Thời gian bắt đầu:

09/2018  

 

Thời gian kết thúc:

09/2021

 

Ngày được nghiệm thu chính thức:

11/11/2021

 

Giấy đăng ký KQ số:

01/KQNC-QNGT

 

Ngày cấp:

11/01/2022

 

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

 

Tóm tắt:

Đã tiến hành tập huấn, chuyển giao các quy trình kỹ thuật cho các hộ dân tham gia dự án như:

- Quy trình sản xuất giá thể hữu cơ thay thế cát biển trong sản xuất hành tím theo tiêu chuẩn VietGap;

- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc hành tím an toàn theo tiêu chuẩn VietGap;

- Quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây hành tím;

- Quy trinh thu hoạch và bảo quản củ hành tím;

- Quy trình chế biến sản phẩm hành tím chua ngọt;

- Quy trình chế biến sản phẩm hành sấy khô;

 

Hiệu quả kinh tế:

Dự án hoàn thành đã được đưa vào hoạt động ổn định, năng suất củ hành tím trung bình đạt 15,74 tạ/ha doanh thu 1 vụ hành đạt 598.120.000 đồng, trong 1 năm có thể sản xuất từ 3 vụ hành cho doanh thu khoảng 1,8 tỷ đồng ha/năm. Qua đánh giá lợi nhuận ròng hành của sản xuất chuyên canh hành tím VietGap tại xã Bình Hải chúng tôi nhận thấy đạt khoảng 1.186.835.400 đồng /ha/năm. Đặc biệt trước đây việc khai thác cát đã phần nào ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội tại địa phương. Việc hạn chế khai thác cát biển để sản xuất hành tím đã góp phần hạn chế được những vụ việc tranh chấp xích mích không đáng có trong tình làng nghĩa xóm tại xã Bình Hải huyện Bình Sơn.

 

Trạng thái:

Ứng dụng

 2.

 Tên nhiệm vụ:

Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi tại thành phố Quảng Ngãi.

 

Loại hình nhiệm vụ:

Đề tài khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

Cơ quan chủ quản:

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Đồng chủ nhiệm nhiệm vụ:

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh - BS.CKII. Đỗ Văn Diệu

Lĩnh vực nghiên cứu:

Y, Dược

Thời gian bắt đầu:

04/2019  

Thời gian kết thúc:

04/2021

Ngày được nghiệm thu chính thức:

10/12/2021

Giấy đăng ký KQ số:

02/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

14/01/2022

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

- Đánh giá mức độ hiệu quả của mô hình và chứng minh sự thay đổi về mức độ và các biểu hiện rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi (NCT) tại thành phố Quảng Ngãi.

- Xây dựng mạng lưới cộng tác viên huy động cộng đồng xây dựng tổ dịch vụ phòng chống trầm cảm: Xây dựng hệ thống NVYTT/TDP tiếp nhận và triển khai kết quả của đề tài.

- Truyền thông giáo dục sức khỏe thay đổi kiến thức thái độ - thực hành phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi: thực hiện ở đội ngũ NVYTT/TDP và chi hội người cao tuổi.

- Hỗ trợ tâm lý rèn luyện khả năng thích ứng cao phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi: thực hiện ở người thân, gia đình và NVYTT/TDP và chi hội người cao tuổi.

Hiệu quả kinh tế:

- Nêu rõ thực trạng trầm cảm ở NCT trên địa bàn tỉnh, là cơ sở khoa học để UBND tỉnh tham khảo, định hướng và hoạch định các chủ trương chính sách trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần đối với người cao tuổi, nhân rộng mô hình can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm cho người cao tuổi.

- Hiện nay, điều trị rối loạn trầm cảm chủ yếu bằng phương pháp hóa dược, kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra rằng bên cạnh phương pháp hóa dược thì phương pháp tâm lý - xã hội cần được kết hợp, trong đó có biện pháp can thiệp tại cộng đồng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị rối loạn trầm cảm.

- Tạo được mối liên kết đa ngành trong chăm sóc sức khỏe tâm thần nói riêng và cho sức khỏe nói chung.

- Nâng cao chất lượng đời sống tinh thần và vật chất cho người cao tuổi.

Trạng thái:

Ứng dụng

 3.

 Tên nhiệm vụ:

Điều tra hiện trạng và giá trị nguồn tài nguyên dược liệu "Ma - Gang" ở tỉnh Quảng Ngãi làm cơ sở quản lý, sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững

 

Loại hình nhiệm vụ:

Đề tài khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Viện sinh học nhiệt đới

Cơ quan chủ quản:

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

TS. Lý Ngọc Sâm

Lĩnh vực nghiên cứu:

Y, Dược

Thời gian bắt đầu:

9/2018  

Thời gian kết thúc:

9/2020

Ngày được nghiệm thu chính thức:

17/07/2021

Giấy đăng ký KQ số:

03/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

07/02/2022

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Trạng thái:

Chưa ứng dụng

4.

Tên nhiệm vụ:

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo ROBOT hàn tự động 6 bậc.

 

Loại hình nhiệm vụ:

Đề tài khoa học và công nghệ

 

Tổ chức chủ trì:

Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất

 

Cơ quan chủ quản:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

 

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

TS. Nguyễn Hồng Tây - ThS. Dương Văn Toàn Ninh

 

Lĩnh vực nghiên cứu:

Khoa học Kỹ thuật – Công nghệ

 

Thời gian bắt đầu:

04/2019

 

Thời gian kết thúc:

04/2021

 

Ngày được nghiệm thu chính thức:

30/12/2021

 

Giấy đăng ký KQ số:

04/KQNC-QNGT

 

Ngày cấp:

12/04/2022

 

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

 

Trạng thái:

Chưa ứng dụng

5.

Tên nhiệm vụ:

Xây dựng cơ sở dữ liệu 4D phục vụ phát triển du lịch cho huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

 

Loại hình nhiệm vụ:

Đề tài khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Đại học Huế

Cơ quan chủ quản:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

PGS.TS. Huỳnh Văn Chương

Lĩnh vực nghiên cứu:

Khoa học Kỹ thuật – Công nghệ

Thời gian bắt đầu:

01/2020

Thời gian kết thúc:

12/2021

Ngày được nghiệm thu chính thức:

18/07/2022

Giấy đăng ký KQ số:

05/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

15/11/2022

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

- App ứng dụng Khám phá Lý Sơn trên điện thoại thông minh vận hành ở cả hai nền tảng iOS và Android. Với hơn 3248 lượt tải tính đến ngày 13 tháng 4 năm 2023. App đã được chuyển giao cho UBND huyện Lý Sơn nhằm phục vụ quảng bá du lịch và thực hiện nhiệm vụ quản lý văn hoá, du lịch của Phòng Văn hoá và Thông tin của huyện.

Hiệu quả kinh tế:

- Nâng cao khả năng quảng bá du lịch của địa phương và hỗ trợ các ban ngành có liên quan trong công tác quản lý và phát triển du lịch; Các doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng doanh thu nhờ vào hoạt động quảng bá du lịch cho huyện Lý Sơn thông qua app Khám phá Lý Sơn, được mở rộng quảng bá trên nhiều phương tiện và kênh tiếp cận khách du lịch.

- Đối với các doanh nghiệp/cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, ăn uống: Ứng dụng trên điện thoại thông minh hỗ trợ quảng bá các điểm du lịch, cung cấp đầy đủ các thông tin của hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, homestay... nhà hàng, quán ăn trên địa bàn huyện. Việc này sẽ giúp gia tăng lượng khách du lịch tìm đến với huyện đảo Lý Sơn, từ đó có thể tăng doanh thu cho các doanh nghiệp/cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và ăn uống.

- Đối với khách du lịch: Với các thông tin chi tiết về hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như khách sạn, nhà nghỉ, homestay, nhà hàng, quán ăn và các hình ảnh trực quan của các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được tích hợp trong cùng một ứng dụng trên điện thoại thông minh, khách du lịch có thể dễ dàng tìm kiếm, lựa chọn được nơi lưu trú, các điểm đến và có thể lập kế hoạch cho chuyến đi của họ một cách thuận lợi và nhanh chóng hơn thông qua việc tra cứu thông tin bằng các hình thức khác. Đây cũng chính là lợi thế để thu hút lượng khách du lịch tìm đến với Lý Sơn.

Trạng thái:

Ứng dụng

6.

Tên nhiệm vụ:

Điều tra, đánh giá nguồn lợi và đề xuất giải pháp bảo vệ, phát triển và khai thác bền vững Nhum sọ ở tỉnh Quảng Ngãi.

 

Loại hình nhiệm vụ:

Đề tài khoa học và công nghệ

 

Tổ chức chủ trì:

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Lý Sơn

 

Cơ quan chủ quản:

UBND huyện Lý Sơn

 

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

 

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

ThS. Nguyễn Phi Uy Vũ - KS. Phạm Văn Tuấn

 

Lĩnh vực nghiên cứu:

Nông nghiệp

 

Thời gian bắt đầu:

07/2019

 

Thời gian kết thúc:

07/2021

 

Ngày được nghiệm thu chính thức:

09/09/2022

 

Giấy đăng ký KQ số:

06/KQNC-QNGT

 

Ngày cấp:

26/12/2022

 

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

 

Trạng thái:

Chưa ứng dụng

7.

Tên nhiệm vụ:

Thực nghiệm mô hình chế biến mực xà (Sthenoteuthis oualaniensis) tại Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

 

Loại hình nhiệm vụ:

Dự án khoa học và công nghệ

Tổ chức chủ trì:

Công ty TNHH SUPER Trường Phát Minh Quang

Cơ quan chủ quản:

UBND tỉnh Quảng Ngãi

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

ThS. Đỗ Ngọc Vinh

Lĩnh vực nghiên cứu:

Khoa học Nông nghiệp

Thời gian bắt đầu:

04/2020 

Thời gian kết thúc:

12/2021

Ngày được nghiệm thu chính thức:

01/11/2022

Giấy đăng ký KQ số:

07/KQNC-QNGT

Ngày cấp:

26/12/2022

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt:

Công ty TNHH MTV Minh Quang là tổ chức đầu tiên ứng dụng công nghệ sơ chế, bảo quản, xử lý nguyên liệu và chế biến thực phẩm từ mực xà vào sản xuất và thương mại hóa sản phẩm được thành công; với quy mô công suất mỗi ngày: 80kg chà bông mực, 80kg chả mực quế, 80kg mực nhồi, 80kg xúc xích mực.

Hiệu quả kinh tế:

Phân tích hiệu quả kinh tế đối với sản phẩm từ mực xà khô

TT

Khoản mục chi phí

Khối

lượng

Sản phẩm cùng loại

Sản

phẩm của dự án

Đơn giá

Giá trị (VND)

%

Đơn giá

Giá trị (VND)

%

I

Nhóm khai thác mực xà khô (kg)

100

120,000

12,000,000

 

150,000

15,000,000

 

II

Nhóm Thu mua, CB

 

 

16,380,000

 

 

20,605,000

 

1

Mực xà khô NL (kg)

100

120,000

12,000,000

73

150,000

15,000,000

72.8

2

Sơ chế, xử lý mực xà khô (kg)

100

1,000

100,000

1

1,000

100,000

0.5

3

Hóa chất xử lý (kg)

5

 

 

 

65,000

325,000

1.6

4

Phụ gia, gia vị (kg)

12

90,000

1,080,000

7

90,000

1,080,000

5.2

5

Điện (kw)

400

2,500

1,000,000

6

2,500

1,000,000

4.9

6

Nước (lít)

200

1,500

300,000

2

1,500

300,000

1.5

7

Nhân công (công)

2

450,000

900,000

5

450,000

900,000

4.4

8

Bao bì

 

 

900,000

5

 

900,000

4.4

9

Khấu hao TSCĐ

 

 

100,000

1

 

1,000,000

4.9

10

Thành phẩm (kg)

60

300,000

18,000,000

110

500,000

30,000,000

146

 

 

Bảng 1. Phân tích hiệu quả kinh tế đối với sản phẩm từ mực xà tươi

TT

Khoản mục chi phí

Khối lượng

Sản phẩm cùng loại

Sản phẩm của dự án

Đơn giá

Giá trị (đ)

Đơn giá

Giá trị (đ)

%

I

Nhóm khai thác mực xà tươi (kg)

100

40,000

4,000,000

70,000

7,000,000

 

II

Nhóm Thu mua, CB

 

 

-

 

14,375,000

 

1

NVL chính (mực xà tươi, kg)

100

 

 

70,000

7,000,000

48.7

2

NVL phụ (cá đỏ, thịt heo,kg)

25

 

 

100,000

2,500,000

17.4

3

Sơ chế, xử lý mực xà tươi (kg)

100

 

 

1,000

100,000

0.7

4

Hóa chất xử lý (kg)

5

 

 

65,000

325,000

2.3

5

Phụ gia, gia vị (kg)

12

 

 

50,000

600,000

4.2

6

Điện (kw)

300

 

 

2,500

750,000

5.2

7

Nước (lít)

200

 

 

1,500

300,000

2.1

8

Nhân công (công)

2

 

 

450,000

900,000

6.3

9

Bao bì

 

 

 

 

900,000

6.3

10

Khấu hao TSCĐ

 

 

 

 

1,000,000

7.0

11

Thành phẩm (kg)

100

 

 

200,000

20,000,000

139

 

Trạng thái:

Ứng dụng

8.

Tên nhiệm vụ:

Điều tra đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa, gạo và một số loại rau chủ yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

 

Loại hình nhiệm vụ:

Đề tài khoa học và công nghệ

 

Tổ chức chủ trì:

 Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ

 

Cơ quan chủ quản:

UBND tỉnh Quảng Ngãi

 

Cấp quản lý nhiệm vụ:

Tỉnh/ Thành phố

 

Đồng chủ nhiệm nhiệm vụ:

Ths.Trần Thị Cẩm Vân -Ths.Nguyễn Thế Vĩnh

 

Lĩnh vực nghiên cứu:

Khoa học Nông nghiệp

 

Thời gian bắt đầu:

04/2020   

 

Thời gian kết thúc:

04/2022

 

Ngày được nghiệm thu chính thức:

13/06/2022

 

Giấy đăng ký KQ số:

08/KQNC-QNGT

 

Ngày cấp:

09/11/2022

 

Cơ quan cấp:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

 

Tóm tắt:

- Kết quả nghiên cứu đã xây dựng, phổ biến trực tiếp cho người dân thông qua các buổi tập huấn, hướng dẫn và hội nghị đầu bờ 04 hướng dẫn kỹ thuật và đưa vào áp dụng thành công tại 04 mô hình gồm (1) Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật theo hướng sinh học cho mô hình trồng rau cải; (2) Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật theo hướng sinh học cho mô hình trồng rau bắp cải; (3) Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật theo hướng sinh học cho mô hình trồng rau dưa leo; (4) Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật theo hướng sinh học cho mô hình trồng lúa. Hiện nay, Ngirời dân tại các địa phương thực hiện mô hình tiếp tục áp dụng và duy trì kỹ thuật theo 04 hướng dẫn trên và đạt được năng suất cao trong sản xuất.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đưa ra bức tranh tổng thể về tình hình sử dụng và mức độ ô nhiễm thuốc BVTV hiện nay trong sản xuất lúa gạo, rau trên địa bàn tỉnh; Từ đó, giúp cơ quan quản lý tham mưu hoạch định những chính sách cụ thể, hướng đến sản xuất sản phẩm nông sản sạch, nông sản hữu cơ, đảm bảo sự phát triển nông sản lúa, gạo, rau bền vững.

- Đề tài đã bồ sung các thông tin về tình hình sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất lúa, gạo và rau trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói chung. Đánh giá mức độ ô nhiễm dư lượng thuốc BVTV trong gạo, rau. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo quan trọng, là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về nghiên cứu và nhân rộng các mô hình sản xuất lúa, rau an toàn, sử dụng thuốc BVTV sinh học, hạn chế dùng thuốc BVTV hóa học; Nghiên cứu và triển khai ứng dụng các kỹ thuật về xử lý rác thải thuốc BVTV ở các khu sản xuất nông nghiệp nói chung và các vùng trồng lúa, rau nói riêng để thu gom và xử lý thích hợp, không ảnh hưởng đến môi trường và con người.

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Là cơ sở khoa học và thưc tế nhằm đề ra các giải pháp quản lý trong sản xuất lúa, gạo, rau; trong quản lý về sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV, trong quản lý về tồn dư thuốc BVTV trong nông sản, trong quản lý về tình hình thải bỏ thuốc BVTV,... giúp người dân thấy những tác hại của việc lạm dụng thuốc BVTV trong canh tác, tù đó lựa chọn, thay thế dần thuốc BVTV sinh học, hướng đến sản xuất nông sản sạch, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân và môi trường.

- Góp phần hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Quảng Ngãi, kiểm soát an toàn thực phẩm về nông sản trong giai đoạn tiếp theo, mà còn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và các bên liên quan về quản lý và sử dụng thuốc BVTV nhằm làm giảm nguy cơ rủi ro sức khỏe cộng đồng (do tác động của dư lượng thuốc BVTV trong nông sản) và môi trường. Trung tâm đã làm chủ kỹ thuật phân tích Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với các chỉ tiêu phân tích trong phạm vi của đề tài và tiếp tục mở rộng chỉ tiêu phân tích; Đến nay đã khai thác và phân tích hàm lượng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho khoảng 346 mẫu nông sản thực phẩm trên máy sắc ký khí ghép khối phổ (GCMS), đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

 

Hiệu quả kinh tế:

- Đề tài đã đánh giá đúng thực trạng về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa và các loại rau chủ lực trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Các mô hình canh tác lúa, rau theo hướng an toàn sinh học thông qua việc bón phân cân đối, hợp lý đã nâng cao năng suất cây trồng, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật từ 2,0 -3,75 lần/vụ, từ đó tăng hiệu quả kinh tế từ 8.158.000 đ/ha - 30.808.000đ/ha, giảm ô nhiễm môi trường do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao chất lượng nông sản phẩm.

- Đã tuyên truyền, hướng dẫn nông dân chú trọng sử dụng các biện pháp canh tác, thủ công trong phòng trừ sinh vật hại cây trồng, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thực sự cần thiết, ưu tiên sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học thay thế các loại thuốc hóa học để giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao độ an toàn cho nông sản phẩm. Đồng thời tuyên truyền, làm rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc hướng dẫn, thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tránh vứt bỏ bừa bãi trên đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước.

 

Trạng thái:

Ứng dụng

 

Hiệu quả kinh tế:

Hoạt động xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên đoạn bàn tỉnh đã nhận được sự quan tâm và vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, hoạt động khởi nghiệp đã có chuyển biến tích cực, nhiều mô hình, dự án khởi nghiệp đã hình thành và phát triển. 

 

Trạng thái:

Ứng dụng

Tài liệu đính kèm: ThongtinUDKQNV dang web so2023.pdf

Tin liên quan

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1398

Tổng số lượt xem: 4273575