Truy cập nội dung luôn

Danh sách kết quả đề tài, dự án khoa học và công nghệ đã nghiệm thu trong năm 2023

13/04/2023 10:09    542

.

STT

TÊN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN

I

CẤP TỈNH

1

Đề tài: Nghiên cứu đề xuất giải pháp xác lập, quản lý, khai thác phát huy tài sản trí tuệ mang yếu tố địa danh ở tỉnh Quảng Ngãi.

- Năm thực hiện: 2020-2022

- Lĩnh vực: Khoa học xã hội

- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Luật, Đại học Huế

- C nhiệm dự án: PGS.TS. Đoàn Đức Lương.

- Mục tiêu của nhiệm vụ: 

- Nghiên cứu các cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn tình hình xác lập, quản lý và khai thác TSTT mang yếu tố địa danh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

- Điều tra, khảo sát, đánh giá và thống kê tình hình xác lập, bảo hộ và khai thác TSTT mang yếu tố địa danh trên toàn tỉnh;

- Lập hồ sơ bảo hộ 05 TSTTcó giá trị khai thác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

- Đề xuất hệ thống giải pháp xác lập, quản lý, khai thác phát huy TSTTmang yếu tố địa danh tỉnh Quảng Ngãi có giá trị gắn với hoạt động du lịch;

- Xây dựng mô hình và quy trình khai thác phát huy TSTT mang yếu tố địa danh.- Kết quả thực hiện: 

- Khảo sát, đánh giá hiện trạng xác lập, quản lý, khai thác phát TSTT mang yếu tố địa danh ở tỉnh Quảng Ngãi. Đánh giá tính khả thi của các TSTT mang yếu tố địa danh tiềm năng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi để xây dựng hồ sơ xác lập.

- Xây dựng hồ sơ và xác lập thành công 05 nhãn hiệu: 03 NHTT (NHTT Don Nghĩa Hoà, NHTT Mắm Nhum Sa Huỳnh, NHTT Đường Phèn Nghĩa Dõng), 02 NHCN (NHCN Du lịch Đức Phổ, NHCN Du lịch Ba Tơ). Cả 05 nhãn hiệu đã được Cục SHTT Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ NHTT, NHCN.

- Đề xuất hệ thống giải pháp xác lập, quản lý, khai thác phát huy TSTT mang yếu tố địa danh tỉnh Quảng Ngãi có giá trị gắn với hoạt động du lịch.

- Xây dựng mô hình và quy trình khai thác phát huy TSTT mang yếu tố địa danh là cơ sở triển khai sau này.

- Kinh phí thực hiện: 1.120  triệu đồng

2

Đề tài: Điều tra, đánh giá nguồn lợi và đề xuất giải pháp bảo vệ, phát triển và khai thác bền vững cua Dẹp tại huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

- Lĩnh vựcKhoa học nông nghiệp-Thủy sản

- Năm thực hiện: 2019-2022

- Cơ quan chủ trì:  Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Lý Sơn

- Đồng chủ nhiệm đề tài: TS. Huỳnh Minh Sang - ThS. Nguyễn Đình Trung.

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

- Điều tra đánh giá hiện trạng nguồn lợi, đặc điểm sinh học (phân loại, sinh thái phân bố, sinh trưởng), đặc điểm sinh sản và hiện trạng khai thác, tái tạo nguồn lợi cua Dẹp tại huyện Lý Sơn.

- Qui hoạch vùng bảo vệ cua Dẹp ngoài tự nhiên tại huyện đảo Lý Sơn.

- Xây dựng mô hình nuôi và hướng dẫn kỹ thuật nuôi cua Dẹp tại huyện đảo Lý Sơn.

- Đề xuất các giải pháp bảo vệ, khai thác, phát triển và bền vững nguồn lợi cua Dẹp tại huyện đảo Lý Sơn.

- Kết quả thực hiện:

Điều tra, đánh giá mật độ phân bố, ước tính trữ lượng tức thời của cua Dẹp và hiện trạng khai thác và các hoạt động tái tạo nguồn lợi nguồn lợi cua Dẹp tại huyện đảo Lý Sơn; Đặc điểm sinh học và sinh thái của cua Dẹp; Xây dựng bản đồ phân bố, phân vùng bảo vệ và phát triển nguồn lợi cua Dẹp; Thử nghiệm mô hình nuôi cua Dẹp tại Lý Sơn với mô hình nuôi ngoài tự nhiên và mô hình nuôi thương phẩm trong bể; đồng thời đề xuất các giải pháp bảo vệ, khai thác và phát triển bền vững nguồn lợi cua Dẹp ở huyện đảo Lý Sơn.

- Kinh phí thực hiện:  1.530 triệu đồng

3

Đề tài: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và nuôi thử nghiệm thương phẩm cá bống cát sông Trà (Glossogobius sparsipapillus) tỉnh Quảng Ngãi.

- Lĩnh vựcKhoa học nông nghiệp-Thủy sản.

- Năm thực hiện: 2018-2021

- Cơ quan chủ trì:  Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Trung.

- Chủ nhiệm đề tài: KS. Lê Văn Diệu

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá bống cát sông Trà với tổng số lượng cá bột sản xuất được 1 triệu con;

+ Nghiên cứu ương giống cá bống cát sông Trà với tổng số lượng con giống sản xuất được 200.000 con, kích cỡ 2-3 cm.

+ Nuôi thử nghiệm thương phẩm cá bống cát sông Trà trong môi trường nước ngọt và nước lợ, sản lượng cá thương phẩm sản xuất được khoảng 400 kg (cỡ 8-10 g/con);

+ Duy trì, phát triển nguồn lợi cá bống cát Sông Trà và tạo sinh kế cho người dân bằng việc thả tái tạo nguồn lợi 50.000 con giống cá bống cát.

- Kết quả thực hiện:

+ Đã thu thập, nuôi thuần dưỡng và nuôi vỗ thành thục đàn cá bố mẹ cá bống cát sông Trà Khúc với số lượng thu thập 3.614 con, khối lượng 130 kg, sau khi nuôi thuần dưỡng đạt số lượng 2.100 con, khối lượng 100 kg, tỷ lệ sống sau khi nuôi thuần dưỡng đạt 58%. Tỷ lệ cá thành thục ở các thí nghiệm đạt 26-40%.

+ Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương giống cá bống cát sông Trà Khúc đã thành công, đã cho cá sinh sản được 14 lần, thu được trên 2 triệu cá bột. Đã thực hiện các thí nghiệm ương cá giống trong bể và trong ao thu được 148.000 con, kích cỡ trung bình 3-5 cm/con.

+ Nghiên cứu nuôi thử nghiệm thương phẩm cá bống cát trong ao nước ngọt và ao nước lợ đã thành công, đạt tổng sản lượng 365 kg cá thương phẩm, trong đó mô hình nuôi ao nước ngọt đạt 260 kg và mô hình nuôi ao nước ngọt 105 kg, khối lượng cá thương phẩm trung bình 9-11 g/con sau 3 tháng nuôi, tỷ lệ sống trung bình >50%. Mô hình nuôi thử nghiệm thương phẩm cá bống cát trong ao nước lợ và nước ngọt bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

+ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật sinh sản nhân tạo và ương giống cá bống cát và đã đào tạo được 10 kỹ thuật viên về kỹ thuật sinh sản nhân tạo và ương giống cá bống cát, hướng dẫn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá bống cát sông Trà trong ao nước ngọt và nước lợ và đã tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho 150 người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Thả giống cá bống cát tái tạo nguồn lợi vào sông Trà Khúc với số lượng 28.000 con, nguồn cá giống thả tái tạo từ kết quả sinh sản nhân tạo và ương nuôi của đề tài.

- Kinh phí thực hiện:  1.169 triệu đồng

 

4

Đề tài: Đánh giá, so sánh năng suất, chất lượng thịt và đề xuất giải pháp chăn nuôi hiệu quả cho các tổ hợp bò lai tại Quảng Ngãi làm cơ sở định hướng xây dựng thương hiệu thịt bò Quảng Ngãi.

- Lĩnh vựcKhoa học nông nghiệp-Chăn nuôi

- Năm thực hiện: 2020-2023

- Cơ quan chủ trì:  Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế.

- Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đinh Văn Dũng

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

+ Đánh giá đúng hiện trạng và xu hướng phát triển chăn nuôi bò lai chuyên thịt tại Quảng Ngãi.

+ Đánh giá đúng hiện trạng chuỗi cung ứng và tiêu thụ bò thịt tại Quảng Ngãi.

+ Đánh giá đúng năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp bò lai hiện có tại Quảng Ngãi.

+ Đề xuất được giải pháp kỹ thuật chăn nuôi phù hợp cho các tổ hợp bò lai chuyên thịt được chọn tại Quảng Ngãi.

- Kết quả thực hiện:

+ Đã đã tổ chức điều tra 200 hộ có nuôi bò lai chuyên thịt (bò lai BBB, lai Red Angus, lai Droughtmaster, lai Charolais), 15 thương lái buôn bò, 10 lò giết mổ bò, 24 người bán sỉ, 24 người bán lẻ, 10 điểm bán bê thui, 2 siêu thị có bán thịt bò, 50 người tiêu dùng thịt, 5 cơ sở cung cấp tinh, 10 đại lý bán thức ăn cho vật nuôi; thiết kế thí nghiệm và khẩu phần với 32 con bò để đánh giá năng suất và chất lượng thịt của 04 tổ hợp bò lai nuôi tại Quảng Ngãi; đề xuất được giải pháp kỹ thuật chăn nuôi bò lai chuyên thịt; tập huấn 50 cán bộ quản lý chăn nuôi và 150 người dân nuôi bò lai chuyên thịt...

- Kinh phí thực hiện:  2.329,875 triệu đồng

 

5

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ quản lý ổn định môi trường nước trong ao nuôi tôm siêu thâm canh ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

- Lĩnh vựcKhoa học nông nghiệp-Thủy sản.

- Năm thực hiện: 2020-2022

- Cơ quan chủ trì:  Công ty TNHH Khoa học nuôi trồng thủy sản và Môi trường SAEN.

- Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Nhất.

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

+ Xây dựng, áp dụng được công nghệ quản lý ổn định môi trường nước trong ao nuôi tôm siêu thâm canh cho 02 đối tượng là tôm thẻ chân trắng và tôm sú.
+ Xây dựng 01 mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và 01 mô hình tôm sú thương phẩm áp dụng công nghệ quản lý ổn định môi trường nước với quy mô 700m2/đối tượng/vụ, mỗi đối tượng thực hiện trong 2 vụ, năng suất quy đổi: tôm thẻ chân trắng ≥ 30 tấn/ha/vụ; tôm sú ≥ 8 tấn/ha/vụ.

- Kết quả thực hiện:

- Đã lập phiếu và điều tra ở 2 cấp độ sơ cấp và thứ cấp về thông tin hiện trạng kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú ở huyện Mộ Đức; lựa chọn công nghệ phù hợp, thiết kế và lắp đặt hệ thống nuôi tôm siêu thâm canh áp dụng công nghệ quản lý ổn định môi trường nước tại huyện Mộ Đức; đã tiến hành nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân trắng và tôm sú, mỗi loại 02 đợt thí nghiệm trên 02 module, mỗi module 700m2, đối với tôm thẻ chân trắng khoảng 110 ngày/vụ, kích cỡ đạt 33-35 con/kg và 170 ngày/vụ cho tôm sú, kích cỡ 18-30 con/kg; 02 tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú thương phẩm siêu thâm canh áp dụng công nghệ ổn định môi trường nước; tổ chức tập huấn và hội thảo cho cán bộ kỹ thuật và người dân liên quan đến nghề nuôi tôm tại Quảng Ngãi.

+ Xây dựng thành công 02 mô hình nuôi tôm bằng công nghệ ổn định môi trường nước qui mô sản xuất, với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh đạt năng suất cao 31 tấn/ha, kích cỡ thu hoạch trung bình 29,3g/con (dao động 33-35 con/kg); mô hình nuôi tôm sú thâm canh đạt năng suất 15 tấn/ha/vụ nuôi, kích cỡ thu hoạch trung bình 42g/con (dao động 18-30 con/kg).

- Kinh phí thực hiện:  5.481,644 triệu đồng

 

II

CẤP CƠ SỞ

1

Đề tài: Nghiên cứu lai giữa gà H're với gà Kiến, gà Nòi để tạo gà thương phẩm có năng suất, chất lượng cao.

- Năm thực hiện: 2020-2022

- Lĩnh vựcKhoa học Nông nghiệp – Chăn nuôi

- Cơ quan chủ trì: Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ tỉnh Quảng Ngãi.

- Chủ nhiệm đề tài: KS. Lê Thị Quỳnh Trang - KS. Nguyễn Thị Hải Vâng

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

+ Chọn được ít nhất 01 tổ hợp lai sau 05 tháng nuôi có trọng lượng từ 1,3 - 1,5kg, tỷ lệ sống 85%, chất lượng thịt thơm ngon (tỷ lệ thân thịt > 69,71%, tỷ lệ thịt đùi > 23,19 %, tỷ lệ thịt lườn > 16,69%, hàm lượng vật chất khô > 23,04%, protein thô >  20,09 %, lipid thô > 0,81 , khoảng tổng số > 1,09), hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi đạt 15 – 20% lợi nhuận so với tổng chi phí nuôi.

+ Đánh giá đặc điểm ngoại hình, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của con lai thương phẩm nhằm tạo cơ sở khuyến cáo phát triển đàn gà thương phẩm có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao phù hợp với phương thức chăn nuôi gà thả vườn trong các nông hộ.

+ Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi phù hợp cho tổ hợp con lai được lựa chọn.

+ Giới thiệu, quảng bá được sản phẩm gà H’re lai ra thị trường.

- Kết quả thực hiện:

+ Đã tạo ra được 3 tổ hợp lai là: Tổ hợp lai F1 (trống H’re x mái Kiến); F1 (trống Kiến x mái H’re) và F1 (trống Nòi x mái H’re). Qua theo dõi đánh giá các chỉ tiêu về ngoại hình, tỉ lệ sống (khả năng kháng bệnh), tốc độ tăng trọng, tiêu hao thức ăn cho 1 kg tăng trọng…

+ Đã lựa chọn được công thức lai ưu thế, đáp ứng các yêu cầu về kinh tế-kỹ thuật của mục tiêu đề tài là F1 của tổ hợp lai (NxHR), khối lượng cơ thể lúc 5 tháng tuổi 1,3-1,5 kg, tỷ lệ nuôi sống 86-92%, lợi nhuận trên vụ khoảng 17,8% trong 6 tháng (35,6%/năm), chất lượng thịt thơm ngon (tỷ lệ thân thịt 73,35%, tỷ lệ thịt đùi 15,35%, tỷ lệ thịt lườn 18,39%, hàm lượng vật chất khô 77,56%, protein thô 28,95%, lipid thô 5,48%, khoảng tổng số 1,11%).

+ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi phù hợp với công thức lai được chọn qua kết quả theo dõi mô hình nuôi thử nghiệm con lai của các tổ hợp lai là gà Trống kiến x mái H’re, gà trống H’re x mái kiến, gà trống nòi x mái H’re  thì con lai giữa gà mái H’re và gà trống nòi có ưu thế hơn cả và xây dựng “Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc gà lai thương phẩm Re Nòi”.

+ Đã đăng ký nhãn hiệu sản phẩm gà thịt H’re lai được chọn (gà Re Nòi)

- Kinh phí thực hiện:  411,630 triệu đồng

Tài liệu đính kèm: KETQUADTDANGHIEMTHU2023.doc

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1232

Tổng số lượt xem: 4242251