Truy cập nội dung luôn

Nghiệm thu kết quả dự án “Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình liên kết giữa Doanh nghiệp - Nông dân để sản xuất ngô thương phẩm làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi trên đất lúa kém hiệu quả tại huyện Sơn Tịnh - tỉnh Quảng Ngãi”.

20/05/2020 16:44    369

Chiều ngày 20/5/2020, Sở KH&CN đã tổ chức nghiệm thu kết quả dự án “Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình liên kết giữa Doanh nghiệp - Nông dân để sản xuất ngô thương phẩm làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi trên đất lúa kém hiệu quả tại huyện Sơn Tịnh - tỉnh Quảng Ngãi” do Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Sơn Tịnh – UBND huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi chủ trì thực hiện và Th.S Nguyễn Thị Dương Lộc làm chủ nhiệm dự án.

Mục tiêu của dự án nhằm ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản xuất ngô trên đất lúa kém hiệu quả ở huyện Sơn Tịnh theo mô hình liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp - HTX - nông dân, qua đó góp phần thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Sau 30 tháng thực hiện, cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đề tài đã xây dựng mô hình trồng thâm canh ngô thương phẩm trên đất lúa kém hiệu quả để làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi tại Xã Tịnh Đông, Tịnh Giang với quy mô 160ha; Xây dựng mô hình thu hoạch, sơ chế và tiêu thụ ngô thương phẩm để chế biến thức ăn chăn nuôi tại 2 xã Tịnh Đông và Tịnh Giang; Chuyển giao quy trình trồng thâm canh giống ngô lai LVN61, CP333 trên đất lúa kém hiệu quả ở huyện Sơn Tịnh và kỹ thuật thu hoạch và sơ chế ngô thương phẩm làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi; Tổ chức đào tạo 20 kỹ thuật viên cơ sở; Tổ chức 8 lớp tập huấn kỹ thuật với 400 lượt người tham gia và 4 hội nghị đầu bờ với 200 người tham gia. Đồng thời, dự án đã tiến hành ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm ngô sau khi sơ chế đúng chất lượng với Công ty TNHH Thuận Giao (Doanh nghiệp) ngay từ đầu kỳ dự án và giá thu mua được thỏa thuận giữa 2 bên để cung cấp cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc tại Bình Định; Đầu tư trang thiết bị, máy móc cho 2 HTX DV NN Tịnh Đông, Tịnh Giang gồm: 01 máy bóc bẹ và tách hạt ngô, 02 máy tách hạt ngô, 01 hệ thống sấy nông sản vỉ ngang một chiều (công suất 15 tấn/mẻ), 02 máy lên luống và gieo hạt ngô 2 hàng, 01 máy cày KUBOTA (L4508VN), xây dựng sân phơi, kho trống.

Đại diện BQL Dự án trao đổi tại buổi nghiệm thu.Đại diện BQL Dự án trao đổi tại buổi nghiệm thu.

Theo đánh giá của chủ nhiệm dự án và cơ quan chủ trì, trên cơ sở quy trình kỹ thuật trồng thâm canh của 2 giống ngô lai CP333, LVN61 đã hiệu chỉnh và áp dụng xây dựng mô hình trồng thâm canh trên đất lúa kém hiệu quả tại 2 xã Tịnh Đông và Tịnh Giang với năng suất ngô đạt bình quân 70,0 tạ/ha và hiệu quả kinh tế tăng 25% so với phương thức canh tác truyền thống thì kết quả mô hình đạt vượt so với mục tiêu đã đề ra về năng suất và hiệu quả kinh tế; mô hình thu hoạch, sơ chế bảo quản và bao tiêu ngô thương phẩm làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi với tổng chi phí đầu tư để sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ hạt ngô thương phẩm thì mô hình mang lại lãi ròng 1.603.734.000 đồng trong kỳ dự án.

Kết quả đạt được của dự án đã chứng minh cho nông dân trực tiếp tham gia hoặc vùng lân cận thấy được hiệu quả sản xuất ngô trên đất lúa tại huyện Sơn Tịnh khi ứng dụng đồng bộ các giải pháp về khoa học công nghệ, tổ chức liên kết sản phẩm với doanh nghiệp theo hướng phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế, qua đó, thay đổi dần nhận thức của người nông dân trong canh tác, sản phẩm đầu ra được ổn định, giảm thiểu áp lực việc di cư lao động tự do từ vùng nông thôn đến thành thị và góp phần ổn định dân sinh và kinh tế - xã hội vùng dự án; việc sử dụng giống ngô lai chịu hạn LVN 61, CP333, mật độ gieo trồng ngô hợp lý, áp dụng cơ giới hóa khâu làm đất, đầu tư phân bón bằng 30% so với các quy trình thâm canh và bón phân hợp lý, tưới nước hợp lý, phòng trừ sâu bệnh hại theo quản lý dịch hại tổng hợp nên độ phì đất được duy trì ổn định và không bị thoái hóa, hạn chế tối đa tồn dư thuốc BVTV nhờ biện pháp quản lý sâu, bệnh tổng hợp và giảm thiểu phát thải khí nhà kính nhờ chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa…

Với kết quả đạt được, dự án đã được Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh nghiệm thu.

Quốc Dương

Tin liên quan

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1948

Tổng số lượt xem: 4290890